Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Chúa nhật 16 Thường niên A


16th Sunday in Ordinary Time

Reading I: Wisdom 12: 13, 16-19 II: Romans 8: 26-27

CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN A

Bài Đọc I: Khôn ngoan 12: 13, 16-19; II: Rm 8:26-27

Chúa nhật 16 Thường niên A
Chúa nhật 16 Thường niên A

Gospel

Matthew 13:24-43

24 Another parable he put before them, saying, “The kingdom of heaven may be compared to a man who sowed good seed in his field;

25 but while men were sleeping, his enemy came and sowed weeds among the wheat, and went away.

26 So when the plants came up and bore grain, then the weeds appeared also.

27 And the servants of the householder came and said to him, ‘Sir, did you not sow good seed in your field? How then has it weeds?’

28 He said to them, ‘An enemy has done this.’ The servants said to him, ‘Then do you want us to go and gather them?’

29 But he said, ‘No; lest in gathering the weeds you root up the wheat along with them.

30 Let both grow together until the harvest; and at harvest time I will tell the reapers, Gather the weeds first and bind them in bundles to be burned, but gather the wheat into my barn.”

31 Another parable he put before them, saying, “The kingdom of heaven is like a grain of mustard seed which a man took and sowed in his field;

32 it is the smallest of all seeds, but when it has grown it is the greatest of shrubs and becomes a tree, so that the birds of the air come and make nests in its branches.”

33 He told them another parable. “The kingdom of heaven is like leaven which a woman took and hid in three measures of flour, till it was all leavened.”

34 All this Jesus said to the crowds in parables; indeed he said nothing to them without a parable.

35 This was to fulfil what was spoken by the prophet: “I will open my mouth in parables, I will utter what has been hidden since the foundation of the world.”

36 Then he left the crowds and went into the house. And his disciples came to him, saying, “Explain to us the parable of the weeds of the field.”

37 He answered, “He who sows the good seed is the Son of man;

38 the field is the world, and the good seed means the sons of the kingdom; the weeds are the sons of the evil one,

39 and the enemy who sowed them is the devil; the harvest is the close of the age, and the reapers are angels.

40 Just as the weeds are gathered and burned with fire, so will it be at the close of the age.

41 The Son of man will send his angels, and they will gather out of his kingdom all causes of sin and all evildoers,

42 and throw them into the furnace of fire; there men will weep and gnash their teeth.

43 Then the righteous will shine like the sun in the kingdom of their Father. He who has ears, let him hear.

Phúc Âm

Matthêu 13:24-43

24 Đức Giêsu trình bày cho dân chúng nghe một dụ ngôn khác: “Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình.

25 Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất.

26 Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện.

27 Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?

28 Ông đáp : “Kẻ thù đã làm đó!” Đầy tớ nói : “Vậy ông có muốn chúng tôi ra nhặt đi không?”

29 Ông đáp : Đừng, sợ rằng khi nhặt cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa.

30 Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy nhặt cỏ lùng trước đã, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi”.

31 Đức Giêsu còn trình bày cho họ nghe một dụ ngôn khác. Người nói :” Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình.

32 Tuy nó là loại nhỏ nhất trong các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ rau lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được”.

33 Người còn kể cho một dụ ngôn khác: “Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba đấu bột, cho đến khi tất cả bột dậy men”.

34 Tất cả các điều ấy, Đức Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với đám đông; và Người không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn,

35 hầu ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ: Mở miệng ra, tôi sẽ kể dụ ngôn, công bố những điều được giữ kín từ tạo thiên lập địa.

36 Bấy giờ, Đức Giêsu bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: “Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe”.

37 Người đáp : “Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người.

38 Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần.

39 Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần.

40 Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy.

41 Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người,

42 rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.

43 Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.

Interesting Details

• The word “weeds” were used to refer to darnel, tares or cockle. These weeds are so much like wheat in the early stages that it is very hard to distinguish them from real wheat. They can only be distinguished later when they are grown, but their roots would be too intertwined with those of the wheat so that both would be uprooted. The grain of these weeds is slightly poisonous and can cause sickness if eaten.

• Sowing weeds into an enemy’s field was a common form of vengeance or sabotage at that time. Roman laws punished it as a crime.

• A mustard seed would grow into a shrub-like tree about 10 to 12 feet high. The emphasis is the contrast between the insignificance of the beginning of the kingdom and the unimaginable greatness of the completed kingdom.

• With the Jews, leaven represents something sinful or evil. One of the preparation ceremonies for Passover was to search and burn every scrap of leaven that can be found in the house. It was however used here by Jesus as a figure of something good. Jesus must have chosen this figure deliberately to arouse attention, and to emphasize the transforming power of the leaven.

Chi Tiết Hay

• Danh từ “cỏ lùng” được dùng để diễn tả một loại cỏ dại gọi là darnel. Loại cỏ dại này rất là giống cây lúa khi mới mọc lên, nên rất khó phân biệt với lúa. Chỉ khi trổ bông thì mới khác với lúa, lúc đó thì rễ của cỏ và lúa đã quấn với nhau nên không thể nhổ một mình cỏ được. Hạt cỏ thì lại độc không ăn được.

• Gieo cỏ lùng vào ruộng người khác là một hình thức trả thù hay phá hoại vào thời đó. Luật La-mã trừng phạt những hành động này như là một tội hình.

• Cây cải giống có thể lên cao khoảng từ 10 đến 12 feet. Dụ ngôn này chú tâm đến sư tương phản giữa sự bắt đầu rất bé nhỏ của Triều Đại Thiên Chúa và sự vinh quang ngoài sức tưởng tượng khi triều đại được hoàn hảo.

• Đối với người Do thái, men tượng trưng cho những điều tội lỗi. Một trong những nghi thức chuẩn bị cho lễ Vượt Qua là tìm tất cả những mảnh men trong nhà mà đốt đi. Nhưng Đức Giêsu lại dùng men cho việc tốt. Có lẽ Ngài muốn dùng hình ảnh này để làm người nghe chú ý và chủ tâm là nói đến tầm mức ảnh hưởng của men.

One Main Point

God believes in people. He is patient to give us freedom to discern, spiritual food to grow, and time to transform for the Kingdom of God.

Một Điểm Chính

Thiên Chúa tin tưởng và đặt niềm hy vọng nơi nhân loại. Ngài kiên nhẫn để cho chúng ta tự do để nhận định, của ăn thiêng liêng để bồi bổ tâm hồn, và thời gian để biến cải tâm hồn cho Triều Đại Thiên Chúa.

Reflections

1. To separate rightly the ones from the others is an impossible task for those who can judge only according to appearance. God alone can see clearly what is in the human heart. Contemplate your social and spiritual environments. What do you see of yourself and what do you perceive of others?

2. Contemplate your daily life. Like the mustard seeds that grow ceaselessly, what effort have you put in to grow spiritually under the grace of God? Is your faith growing stronger day after day? What should you do to encourage it along?

3. Like the yeast that leavens the dough, how have you allowed or used the Words of God to transform your complete being for the Kingdom of God?

Suy Niệm

1. Phân biệt người công chính giữa các người khác là một việc làm vượt ngoài khả năng của con người khi chúng ta chỉ nhận định dựa vào những yếu tố bên ngoài. Chỉ có Thiên Chúa mới thấy rõ tâm lòng của mỗi người. Suy niệm về hoàn cảnh xã hội và thiêng liêng của đời sống của chính mình. Bạn nhận thấy bạn là người thế nào và bạn xem các người chung quanh là người thế nào?

2. Suy niệm về cuộc sống thường ngày của chính mình. Hạt cải vươn lên từng phút từng giây. Bạn hãy suy niệm về nổ lực bạn dành cho hạt cải đức tin trong tâm hồn của mình. Đức tin của bạn triển nở như thế nào trong ân sủng và quan phòng của Thiên Chúa?

3. Như là một tí men đã làm dậy cả đấu bột, bạn đã dùng hoặc mở lòng như thế nào cho Phúc Âm của Thiên Chúa biến đổi toàn diện con người của mình cho Triều Đại Thiên Chúa?

SUY NIỆM CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN – A

Lời Chúa: Kn. 12, 13.16-19; Rm. 8, 26-27; Mt. 13, 24-43

MỤC LỤC

1. Nụ cười

2. Nhận diện sự dữ

3. Tất cả là hồng ân – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

4. Đừng nhổ cỏ lùng

5. Giáo Hội thánh thiện gồm những người có tội

6. Thiên Chúa nhẫn nại với cỏ dại – Charles E. Miller

7. Thế chỗ Chúa Giêsu trên thập giá

8. Sống với cỏ lùng

9. Tội lỗi nào được tha thứ – R. Veritas

10. Cỏ dại

SUY NIỆM

1. Nụ cười

Theo yêu cầu, một nhà đạo đức đã kể lại kinh nghiệm đời mình như sau:

- Giai đoạn đầu tiên, tôi được Thiên Chúa cầm tay, dẫn tới xứ sở của hoạt động và tôi đã ở lại đó nhiều năm. Tiếp đó, Ngài trở lại đưa tôi đến xứ sở của niềm đau, tại đây, trái tim tôi được thanh luyện khỏi mọi dính bén với của cải trần gian. Sau đó, Ngài dẫn tôi đến miền đất của cô đơn, ở đó mọi ti tiện nhỏ bé của bản thân đều bị thiêu rụi. Và rồi tôi có thể đi vào xứ sở của thinh lặng, trước mặt tôi, mầu nhiệm của sự sống và sự chết đều được bày tỏ.

Nghe thế, người ta liền hỏi:

- Phải chăng ngài đã đạt tới giai đoạn cuối cùng của cuộc tìm kiếm.

Nhà đạo đức trả lời:

- Chưa đâu, ngày nọ, Thiên Chúa nói với tôi: Lần này Ta đưa con vào thẳm cung của đền thánh để con được đi vào cõi lòng Ta.

Thế là tôi đã đến xứ sở của nụ cười.

Người Tây phương thường bảo: Một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn vậy. Niềm vui phải chăng là nét chính yếu trên khuôn mặt của một vị thánh.

Cựu Ước đã nói: Thiên Chúa là Đấng làm hoan lạc tuổi xuân con. Sở dĩ như vậy vì Ngài là niềm vui. Đi vào cõi lòng của Ngài là tìm được nụ cười muôn thuở của Ngài. Nụ cười không chỉ là thể hiện của niềm vui, mà còn là một thách thức trong những hoàn cảnh bi đát. Đó là nụ cười của Sara giữa cảnh già nua con sẻ. Thực vậy, khi Thiên Chúa cho biết bà sẽ thụ thai, mặc dù tuổi đã cao, thì bà đã bật cười.

Thiên Chúa thường khơi dậy những nụ cười như thế, bởi vì tư tưởng và lối của Ngài là những nghịch lý đối với con người. Thực vậy, cả cuộc sống cùng với lời rao giảng cái chết và sự phục sinh của Ngài là một chuỗi những nghịch lý trước mắt thế gian. Đang khi người đời chạy theo tiền bạc, địa vị và danh vọng thì Ngài lại tuyên bố: Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó. Đang khi người đời thích gây bạo động và hận thù, thì Ngài lại truyền dạy: Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà. Đang khi người đời cho rằng cái chết là một bất hạnh tột cùng, thì Ngài lại dạy đó là khởi đầu của ơn phúc, là cửa ngõ dẫn vào sự sống.

Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta cũng thấy được những điều nghịch lý về Nước Trời. Nhỏ bé như hạt cải nhưng khi mọc lên sẽ trở thành cây to. Ít ỏi như nhúm men nhưng sẽ làm dậy cả đấu bột. Cả hai hình ảnh này đều nói lên sức mạnh của Nước Trời Chúa Giêsu muốn thể hiện qua Giáo Hội của Ngài. Khởi đầu từ một nhóm người nhỏ bé, Giáo Hội dần dần quy tụ mọi dân nước trên thế giới. Xây dựng từ một đám dân chài dốt nát, Giáo Hội đã trở thành phổ quát. Và trải qua bao nhiêu bách hại, Giáo Hội ấy vẫn tiếp tục đứng vững.

Là con cái Giáo Hội, chúng ta được mời gọi đặt tất cả niềm tin tưởng vào Chúa. Tiến bước trong tình yêu quan phòng của Ngài luôn phù trợ chúng ta, dù trải qua gian nan thử thách, chúng ta luôn xác tín rằng: Với những ai yêu mến Chúa, thì Ngài sẽ làm cho mọi sự đều quy về sự thiện hảo. Với niềm tin tưởng ấy, chúng ta quả thực đang tìm được nụ cười muôn thuở của Thiên Chúa.

2. Nhận diện sự dữ

Thái độ ông chủ trong dụ ngôn của đoạn Tin Mừng vừa nghe xem ra không được hợp tình và hợp lý. Thực vậy, có anh nông dân nào mà lại không chịu khó đi xịt thuốc, hay đi nhổ, mà cứ để cho cỏ dại mọc xả láng trên đồng ruộng của mình.

Thế nhưng, nếu chúng ta hiểu rằng ông chủ ấy là chính Thiên Chúa và cỏ dại là những kẻ tội lỗi, thì chúng ta lại thấy cách cư xử này thật tuyệt vời, vừa hợp tình, lại vừa hợp lý.

Đúng thế, Ngài không đồng lõa và dung túng kẻ tội lỗi, nhưng đã đối xử với họ theo lòng khoan dung và nhân ái. Ngài kiên nhẫn đời chờ kẻ tội lỗn sám hối và hoán cải.

Nếu Thiên Chúa tiêu diệt sự ác ngay bây giờ, thì chắc chắn không ai trong chúng ta có thể sống sót, bởi vì như lời Thánh Vịnh đã diễn tả: Từ trong lòng mẹ, tôi đã là tội nhân, thoạt sinh ra, tôi đã mắc tội rồi.

Và như chúng ta đã biết: Tình thương thì nhẫn nại, nên Thiên Chúa luôn chờ đợi thiện chí hoán cải của từng người, đồng thời Ngài còn ban ơn nâng đỡ họ trên mọi bước đường đời, để rồi cuối cùng, ngày thầm phán mới tới, ngày xét xử tuyệt đối công mình và không ai có thể trách cứ Ngài là đã không dủ lòng thương xót.

Nếu như Thiên Chúa không dung túng và đồng lõa với sự ác, thì chúng ta cũng không được phép thở dài và chán ngán, thất vọng và buông xuôi, nhưng phải cố gắng trở thành người cộng tác vào việc xây dựng Nước Trời.

Thực vậy, ông chủ đã xác quyết:

- Kẻ thù của ta đã làm như vậy.

Vì thế, bước khởi đầu của chúng ta cũng phải là nhận diện sự ác. Tiêu chuẩn để nhận diện sự ác không phải là bản thân chúng ta với những sở thích riêng tư, nhưng phải là Tin Mừng, với những đòi hỏi của Chúa.

Dưới ánh sáng của Tin Mừng, liệu chúng ta có nhận ra đâu là những dấu chỉ của sự ác đang hoành hành trong tâm hồn mỗi người chúng ta, cũng như trong thế giới hôm nay hay không?

Sau khi xem xong cuốn phim “Dưới ánh mặt trời của Satan”, trong một cuộc phỏng vấn, cha Bourgeois đã đưa ra những dấu chỉ của sự ác hôm nay, đó là sự khinh rẻ con người và cướp đi quyền sống của họ; thái độ tôn thờ ngẫu tượng như tiền bạc, quyền lực, lạc thú; sống trong ảo tưởng vì cho rằng khoa học có thể giải quyết được mọi sự; đánh mất niềm hy vọng, không còn nhìn tới tương lai và sau cùng là đánh mất chính mình, không còn biết rõ con người mình là như thế nào nữa.

Như vậy, sự ác có thể ẩn hiện dưới nhiều khuôn mặt, đôi khi lại là những khuôn mặt thật dễ thương, đầy quyến rũ và rất hấp dẫn.

Thế nhưng, sự dữ không phải chỉ hiện diện trên bình diện thế giới và cộng đồng nhân loại, mà còn hiện diện ngày trong chính cõi lòng chúng ta. Bởi vì cõi lòng chúng ta là như một thửa ruộng trong đó cỏ lùng xen lẫn với lúa tốt.

Vấn đề là làm thế nào để hạt giống Nước Trời đã được Thiên Chúa gieo vãi vào cõi lòng chúng ta được nảy mầm, lớn lên, đâm bông và kết trái. Chính vì thế, chúng ta phải cố gắng kiện toàn bản thân và thể hiện những giá trị của Tin Mừng trong chính cuộc sống chúng ta, bởi vì sự góp phần vào công cuộc kiến tạo Nước Trời phải được khởi đi từ chính bản thân mỗi người chúng ta.

3. Tất cả là hồng ân – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Dụ ngôn cỏ lùng là một trong những dụ ngôn hiếm hoi được chính Chúa giải thích rõ ràng. Giải thích của Chúa giúp ta có những hiểu biết hữu ích cho đời sống đạo.

Dụ ngôn nhắc nhớ ta về sư hiện diện của ma quỷ. Ma quỷ hiện hữu. Chúng luôn có mặt để gieo rắc sự xấu. Chúa đã chuần bị những thửa ruộng tốt. Những thửa ruộng đó là thế giới, là Giáo hội, là tâm hồn mỗi người. Chúa đã gieo những hạt giống tốt. Hạt giống đó là Lời Chúa, là ơn Chúa, là những thiện chí, những ý hướng cao đẹp trong tâm hồn con người. Nhưng ma quỷ lén gieo vào những hạt cỏ xấu.

Chúa gieo vào thế giới hạt giống khát vọng hoà bình. Đẹp biết bao nếu mọi dân tộc nắm tay nhau xây dựng một thế giới huynh đệ tươi thắm tình người. Nhưng buồn thay, cánh đồng hoà bình tươi xanh đã bị những ngọn cỏ tham vọng, ích kỷ, ác độc làm hoen ố. Lịch sự thế giới được ghi bằng những trang buồn vì không ngày nào không có chiến tranh.

Thế giới sẽ đẹp biết bao nếu tất cả trí thông minh, tất cả tài nguyên, tất cả năng lực đều góp phần xây dựng. Nhưng buồn thay, rất nhiều trí thông minh, rất nhiều tài nguyên, rất nhiều năng lực đã tiêu tốn trong việc huỷ hoại, tha hoá, nô lệ hoá con người.

Ngay trong bản thân mỗi người, không thiếu những sáng kiến, những hoạt động ban đầu xem ra tốt đẹp, nhưng dần dà vị vẩn đục vì những biến tướng nặng mùi trần tục như khoe khoang, tìm hư danh, tìm lợi lộc.

Đó là những hạt cỏ xấu ma quỷ lén lút gieo vào ruộng lúa tốt.

Tuy nhiên, dụ ngôn cho thấy sự kiên nhẫn và lòng bao dung của Chúa. Chúa đợi cho đến ngày tận thế mới thu lúa cùng với cỏ lùng. Chúa kiên nhẫn đợi chờ vì hi vọng những người tội lỗi ăn năn sám hối. Chúa bao dung tha thứ không nỡ phạt người tội lỗi tức khắc. Chúa yêu thương, tin tưởng người xấu sẽ có ngày nên tốt. Nếu phạt ngay nhưng người tội lỗi thì ta đâu còn cơ may được chiêm ngưỡng ông thánh trộm lành. Nếu Chúa thẳng tay thì ta đâu có thánh nữ Madalêna, Tông đồ của các Tông đồ, thánh Augustinô, Tiến sĩ lừng danh, thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại. Nếu Chúa chấp tội thì bản thân ta sẽ là người bị phạt đầu tiên, vì trong ta cũng đầy những tội lỗi, những sự xấu. Trong tâm hồn ta cỏ lùng vẫn mọc xen với lúa tốt.

Sau cùng, dụ ngôn cho ta hiểu tất cả là hồng ân của Chúa. Có sự lành để ta hiểu biết và yêu mến sự tốt lành của Thiên Chúa. Có sự dữ để ta gớm ghét tránh xa và càng thêm gắn bó với sự lành. Có sự lành để ta được hưởng niềm an ủi ngọt ngào của Chúa. Có sự dữ để ta phấn đấu vượt qua, chứng minh lòng trung tín của ta với Chúa. Có thuận lợi tiến bước trên đường thánh thiện. Có khó khăn để ta rèn luyện thêm đức.

Mọi sự đều nên tốt cho kẻ lành. Thật vậy, việc cấm đạo là sự dữ. Nhưng nhờ đó mà Giáo hội có được những chứng nhân anh hùng. Đau khổ và bệnh tật là những khiếm khuyết trong cuộc sống, nhưng lại giúp con người được thông phần đau khổ với Chúa. Thánh Nữ Têrêsa đã nhìn thấy tất cả là hồng ân của Chúa. Sự lành cũng như sự dữ. Hạnh phúc cũng như đau khổ. Thành công cũng như thất bại. Tất cả đều góp phần rèn luyện, vun đắp và thăng tiến người lành.

GỢI Ý CHIA SẺ

1) Khi gặp những người xấu trong xứ đạo, trong hội đoàn, bạn có muốn khai trừ người đó ngay tức khắc không?

2) Trong con n


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Ngày 15-8: Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời


Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

I. TIẾN TRÌNH TÍN ĐIỀU MẸ LÊN TRỜI

Theo hai cha Pohle và Scheeben, mấy thế kỷ đầu không có dấu tích gì về lòng tin Đức Mẹ Maria lên trời. Nhưng một cái quách (sarcophagus) đầu thế kỷ IV hiện ở nền nhà thờ Stanta Engracia thành Saragossa (Tây Ban Nha) có bức chạm trổ hình Đức Mẹ lên trời. Và chứng tích của Thánh Epiphanô cho biết niềm tin Mẹ Maria bất tử và thân xác Mẹ vinh quang đã được truyền bá sâu rộng trong một ít giáo đoàn như Antiokia. Do xác tín và ngợi khen “Chức phẩm Thiên Mẫu” và “Đức Đồng Trinh” của Mẹ là hai căn nguyên bước vinh quang của người, Thánh Epiphanô mở đường cho lòng tin và sự xác quyết của các Thánh Giáo phụ, các Đức Giáo hoàng, các Giám mục, các nhà thần học và toàn thể Giáo Hội.

A. Các Thánh Giáo phụ

Các Thánh Giáo phụ trong những thế kỷ đầu như các Thánh Môđestô, Basiliô, Giêrônimô, Augustinô, Germanô, Đamascenô, và Thêôđôrê Studium đồng thanh tung hô bước vinh quang cuả Mẹ Maria do chức phẩm Thiên Mẫu và đức Đồng trinh của Mẹ. Riêng Thánh Đamascênô nói: “Cần thiết rằng con Thiên Chúa, khi sinh ra đã gìn giữ vẹn tuyền đức Trinh của Mẹ, thì phải gìn giữ Mẹ khi chết khỏi hư hoại. Đấng đã cưu mang Đấng Tạo Hoá cần được ở trong cung điện của Thiên Chúa. Mẹ Thiên Chúa cần phải có tất cả mọi điều thuộc về Con của Mẹ và cần được mọi thụ tạo tôn vinh”.

B. Các Đức Giáo Hoàng

- Đức Adrianô I và Đức Pascalê có những đồ thờ trang trí bằng hình ảnh Mẹ lên trời.

- Đức Alexanđrô III nói: “Mẹ Maria thụ thai không bị xấu hổ, sinh con không bị đau đớn, từ trần không bị hư hoại trong mồ, vì theo lời Thiên thần, Mẹ đã được đầy ơn”.

- Đức Thánh Piô V sửa đổi lại kinh Phụng vụ với bài đọc lễ Mẹ lên trời.

- Đức Bênêđictô XIV: Về ngày lễ Đức Mẹ lên trời, Giáo hội đọc các bài giảng cuả thánh Đamascenô và thánh Bênađô thấy rõ ràng Rất thánh Trinh Nữ lên trời cả hồn và xác: Đó là một dấu chỉ và một bằng chứng niềm tin của Giáo hội.

- Đức Piô XII nối tiếp các Đức tiền nhiệm về niềm tin đó. Trong thông điệp “Corporis Mystici” ngày 29-6-1943, ngài viết: “Chúng ta hãy nài xin Mẹ rất thánh của mọi phần tử của Chúa Kitô mà Ta đã tín thác hiến dâng loài người cho Trái tim Mẹ. Ngày nay ở trên trời, thân xác và linh hồn Mẹ tỏa sáng trong vinh quang, hiển trị cùng với Con của Mẹ”.

C. Các Đức Giám mục và toàn thể Giáo hội

Ngày 23-2-1870, 200 Giám mục của Công đồng Vatican làm đơn thỉnh nguyện Đức Thánh Cha định tín Đức Mẹ hồn xác lên trời. Năm 1920, 260 Giám mục từ nhiều nứơcÝ, nước Pháp, trong khi các Hội đồng Giám mục nước Đức, Áo, Anh, và Thụy Sĩ còn im lặng. Năm 1934, sau năm năm chiến dịch “Forge Italiane” ráo riết vận động, 600 Tổng Giám mục và Giám mục đã chấp thuận cuộc trưng cầu dân ý khắp thế giới tâu xin Toà thánh định tín.

Tại Pháp và Ý năm 1929, một hội cầu nguyện được thành lập để xin Chúa cho việc định tín được thành tựu. Đại hội Thánh Mẫu tại Nantes năm 1924 cũng bày tỏ nguyện vọng đó.

D. Các nhà thần học

Nối tiếp các Thánh Giáo phụ và Thẩm quyền của Giáo hội, các nhà thần học qua các thế kỷ cũng tích cực Chúa đồng tâm nhất trí về tín lý Mẹ Maria hồn xác lên trời:

Thế kỷ XII và XIII, có các Thánh Albertô, Bônaventura, Tôma, Fullertô và các nhà thần học Hugh St. Victor, Sicard Cremona, Durand Mende. Thế kỷ XV có Thánh Antôniô và nhà thần học Gabriel Biel. Thế kỷ XVI có các Thánh Canisiô, Bellarminô, các nhà thần học Suarez, Soto, Đức Hồng y De Berulle và cả trường phái Pháp. Thế kỷ XVII có các nhà thần học Billuart, Theophile Raynaud. thế kỷ XVIII có Thánh Anphong, Đức Hồng y Lambeotini (sau này là Đức Giáo Hoàng Beneđictô XIV), các nhà thần học Sedlmayr, Trombelli. Thế kỷ XIX và XX có các nhà thần học Scheeben, Lannerz, Janssens, Lagrange, Jugie, Roschini, Balic, Bittremieux và Đức Hồng y Lépicier. Theo cha Deneffe, từ cha Scheeben có ít là 18 nhà thần học xác quyết rằng tín lý Mẹ hồn xác lên trời có thể định tín. Nhà thần học Sertillanges viết một câu rất dí dỏm về dự phục sinh của Mẹ: “Chúng tôi tin rằng đường lối mọi xác phàm phải ngoắt quay đi khi nói về Đức Trinh Nữ. Anh hùng ca của sâu bọ phải im bặt để chúng ta ca lên trên ngôi mộ này Hoan khúc Magnificat thay vì Ai khúc Deprofundis”.

Như vậy, toàn thể Giáo hội cùng với các Thánh Giáo phụ, các Đức Giáo Hoàng và các nhà thần học đều cùng một niềm tin Mẹ Maria lên trời cả hồn và xác. Do đó, cùng với các nhà thần học Bainvel, dân Chúa tin tưởng tín lý Mẹ hồn xác lên trời mau chóng được định tín.

E. Chuẩn bị định tín

Ngày 1-5-1946, với Thông điệp “Deiparae Virgins” gửi các Giám mục khắp Giáo hội, Đức Piô XII cho biết từ năm 1840 đến năm 1940 những đơn thỉnh nguyện tâu xin Toà thánh định tín Mẹ Maria hồn xác lên trời đã đóng thành hai cuốn sách. Những đơn thỉnh nguyện này do các Đức Hồng y, các Thượng phục Giáo chủ, các Giám mục, đặc biệt 200 Nghị phụ Công đồng Vatican I, các linh mục, tu sĩ nam nữ, các trường Đại học, các đoàn thể và đông đảo giáo dân. Đức Thánh Cha xin các Đức Giám mục cho ngài biết lòng sùng kính Đức Mẹ lên trời của hàng giáo sĩ, giáo dân của giáo phận các ngài và xin các ngài theo sự khôn ngoan xét đoán thế nào về việc tuyên tín.

Ngày 30-10-1950, Đức Thánh Cha gửi tông cho Cơ mật viện, loan báo vào ngày mồng 1 tháng 11 năm 1950, một biến cố sẽ là niềm vui lớn lao cho toàn thể thế giới Công giáo. Đó là nhờ ơn soi động và sự trợ lực của Thiên Chúa, ngài sẽ tuyên tín Đức Mẹ hồn xác lên trời. Một tia sáng mới sẽ bừng sáng trên vầng trán của Mẹ mà từ xa xưa qua các thời đại, Giáo hội cùng với các Giáo phụ, tiến sĩ và các nhà thần học vẫn tin tưởng mộ mến và sùng kính Mẹ lên trời cả hồn xác. Đức Thánh Cha cũng hỏi ý kiến Cơ mật viện về việc ngài sẽ long trọng tuyên tín Mẹ hồn xác lên trời như một chân lý đã được Thiên Chúa mạc khải. Sau khi đã biết ý kiến tích cực đồng thuận, Đức Thánh Cha tỏ lòng hoan hỉ được các Hồng y, Giám mục đồng tâm nhất trí với ngài để chứng minh điều Giáo hội vẫn tin tưởng, mộ mến và giảng dạy.

G. Ban hành Thông điệp Munificentissimus Deus

Ngày mồng 1 tháng 11 năm 1950, Đức Piô XIII ban hành thông điệp “Munificentissimus Deus” long trọng định tín Mẹ Maria linh hồn và xác lên trời là một tín điều buộc mọi người phải tin. Đại lược thông điệp bất hủ này là: Sau khi chúc tụng lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa đã yêu thương quan phòng làm êm dịu những khổ đau, đem lại niềm an ủi cho các dân tộc, Đức Thánh Cha nêu cao sự kiện ơn Chúa thương, dù giữa thời buổi nhiều người sai lạc chân lý và nhân đức, vẫn có nhiều cách biểu lộ đức tin, lòng sùng mến Mẹ Maria và những con cái Mẹ vẫn được khuyến khích chiêm niệm những đặc ân của Mẹ. Thật vậy, từ muôn đời, Thiên Chúa đã đặc biệt yêu thương Mẹ và rồi ban cho Mẹ dạt dào những đặc ân mà Giáo hội nhận biết và khám phá ra. Nhưng thời đại của chúng ta đã được dành riêng để chiêm ngưỡng đặc ân Mẹ hồn xác lên trời.

Sau đó, Đức Thánh Cha lược qua tiến trình tín lý này qua đức tin của Giáo hội, qua Phụng vụ, các Giáo phụ, các nhà thần học hằng tin tưởng Mẹ thụ thai, hạ sinh và nuôi dưỡng Chúa Kitô, thì sau cuộc đời này, Mẹ cũng được kết hợp với Chúa cả hồn và xác. Và Mẹ đã cùng với Chúa Kitô chiến thắng địch thù hoả ngục, thì Mẹ cũng được cùng với Chúa khải hoàn vinh quang.

Đức Thánh Cha cũng kể qua cuộc chuẩn bị của ngài. Và ngài hy vọng rằng việc ngài định tín sẽ đem lại lợi ích lớn lao cho thế giới quay về với Thiên Chúa Ba Ngôi, cho giáo dân thêm lòng sùng mến Mẹ hơn, hiểu biết giá trị đời sống con người và mục đích cao siêu của linh hồn và xác. Sau hết, đức tin vào Mẹ hồn xác lên trời sẽ làm thêm vững mạnh đức tin của chúng ta vào vinh phúc mai sau.

H. Định Tín

Tín điều Mẹ Maria đầu thai vô nhiễm do Đức Piô IX tuyên tín năm 1854 đã là một viên bích ngọc rực sáng trên triều thiên của Mẹ, và là một luồng sáng rọi chiếu vào tín lý Mẹ lên trời cả hồn xác đã loé sáng lên qua bao thế kỷ, để ngày nay bừng sáng lên thành tín điều thêm một viên hoàng ngọc trên triều thiên vinh quang của Mẹ. Do đó, Lễ Các Thánh ngày mồng 1 tháng 11 năm 1950, tại quảng trường Thánh Phêrô, Rôma, trước 40 Hồng y, 500 Tổng Giám mục và Giám mục, hàng trăm đại diện chính quyền quốc gia, hàng ngàn linh mục tu sĩ nam nữ và hơn 700.000 dân chúng dưới bầu trời tươi sáng, Đức Piô XII sốt sắng cất tiếng trong máy vi âm ngân vang khắp quảng trường Thánh Phêrô, vọng vang vào đền thờ chật ních hơn 80.000 dân chúng, vang xa khắp hoàn cầu, vang lên tới cung trời cao thẳm những lời trịnh trọng tuyên tín: “Do uy quyền của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, của hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, và với thẩm quyền của Ta, Ta phán quyết, tuyên ngôn, và định tín là tín điều đã được mạc khải rằng: Đức Maria, Mẹ Vô nhiễm của Thiên Chúa trọn đời đồng trinh, sau cuộc sống trần gian này, đã được phúc vinh quang Thiên đàng cả hồn và xác. Nếu ai cả dám tự tình chối bỏ hay nghi ngờ điều Ta đã định tín, thì họ phải biết rằng họ hoàn toàn phản bội đức tin Công giáo của Thiên Chúa”.

Đức Thánh Cha vừa dứt lời, thánh ca Te Deum do tất cả mọi người trong quảng trường Thánh Phêrô ca lên hùng tráng hoà nhịp với những tiếng chuông trầm hùng của đền Thánh Phêrô và của 400 đền thờ khắp thành Rôma như cùng với toàn thể thần thánh trên trời hân hoan reo mừng chúc tụng ngợi khen Mẹ vinh quang của Thiên Chúa, của Giáo hội và của toàn thể loài người.

II. LỊCH SỬ PHỤNG VỤ

Đầu tiên Giáo hội Đông phương thành lập lễ tôn vinh Mẹ Thiên Chúa tại Giêrusalem sau Công đồng Êphêsô năm 431, và gọi là “Ngày của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa”. Năm 380, giáo đoàn Antiôkia, và đầu thế kỷ VI, Giáo hội Đông Phương gọi là “Lễ Mẹ ly trần”. Năm 600, hoàng đế Maurice ra sắc lệnh mừng lễ này khắp nước Byzantine. Khi quân Ba tư xâm chiếm Trung Đông, các đan sĩ chạy sang Rôma năm 650 đem theo lễ này sang và đổi là “Lễ Mẹ lên trời” và mừng vào ngày 15 tháng 8. Rồi từ Rôma, lễ này được lan đến Milan và Tây Ban Nha. Đức thánh Sergiô tổ chức một cuộc rước long trọng sùng kính Mẹ lên trời. Thế kỷ VIII lễ này lan sang Anh và Đức như Hội đồng Giám mục Áo tại Salzburg xác nhận, và sang Pháp do Hội đồng Giám mục Pháp tại Mayenne. Dần dần lễ này được lan tới tất cả các nước khắp thế giới.

Đức Lêô IV qui định lễ Mẹ lên trời có tuần tám ngày, và Đức Nicolas I cho biết từ lâu lễ Mẹ lên trời có lễ Vọng ngày áp.

Thế kỷ thứ XIII lễ lên trời cón có ngày chay trước lễ và là lễ long trọng nhất các lễ Đức Mẹ. Thế kỷ XVI theo nhà thần học Suarez, lễ này đặc biệt hơn mọi lễ Đức Mẹ, vì bày tỏ cho chúng ta thấy vinh quang, phần thưởng và sự khải hoàn của Rất Thánh Trinh Nữ.

Thời Trung cổ, lễ Mẹ lên trời là ngày làm phép muà màng và các hoa trái đầu mùa. Năm 1950, lễ Mẹ lê trời có tầm quan trọng trong khắp Giáo hội do Đức Piô XII định tín”Mẹ Maria lên trời cả hồn và xác” và qui định thành Lễ Trọng đặc biệt trong khắp Giáo hội với luật buộc mọi người tham dự Thánh lễ. Năm 1970, Phụng vụ qui định lễ Mẹ lên trời là một lễ Đức Mẹ duy nhất có lễ Vọng vào chiều ngày 14 trước chính ngày lễ 15 tháng 8.

III. Ý NGHĨA PHỤNG VỤ

1. Mẹ Maria hồn xác lên trời là biến cố sau cùng trong mầu nhiệm đời sống Đồng công Cứu chuộc của Mẹ đặc biệt liên đới với mầu nhiệm Nhập Thể Cứu thế của Chúa Giêsu, Con Mẹ.

2. Vì Mẹ đã chiụ thai và hạ sinh Chúa Giêsu, thì sau khi về trời vinh quang, Chúa Giêsu cũng đưa Mẹ vào phúc vinh quang cùng với Người.

3. Mẹ đã cho thân xác Chúa sự sống nhân loại, thì đáp lại, Chúa cũng cho thân xác Mẹ sự sống trường sinh vinh quang.

4. Do đặc ân Vô nhiễm Nguyên tội, thân xác trinh trong của Mẹ được thoát án lệ của tội Nguyên tổ mà được sống lại và lên trời cùng với cùng với linh hồn trong sáng của Mẹ.

5. Biến cố Mẹ lên trời hồn xác hoàn thành sự thánh thiện và huân nghiệp của Mẹ, là niềm ủi an và hy vọng tràn trề của chúng ta, là khởi đầu và là hình ảnh Hội thánh sẽ được thành toàn trên Nước Trời.


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Ngày 13/8: Thánh Pontianô, Giáo hoàng và Hippôlitô, Linh mục, tử đạo


Thánh Pontianô:

Kế vị Thánh Urbanô I làm giáo hoàng khoảng năm 230 Ngài bị bắt đi lưu đày cùng với vị phản giáo hoàng là Hippôlitô, tới miền Sardinia trong thời kỳ bách hại của hoàng đế Maximinô. Ngài nổi danh và được kính nhớ vì đã tử đạo tại đó.

Thánh Pontianô

Thánh Pontianô

Thánh Hippôlitô

Thánh Hippôlitô được kính nhớ hôm nay là một linh mục và là một thần học gia sống vào đầu thế kỷ thứ ba. Ngài đã trước tác một số tác phẩm bằng tiếng Hy lạp, nay chỉ còn lại quá ít. Trong số các tác phẩm này, cuốn Philosophoumena đả kích những học thuyết đương thời. Kính Ngài, các đồ đệ đã dựng được một bức tượng mà thế kỷ XVI người ta tìm thấy. Trên ghế bức tượng của Ngài có bảng ghi các sách của Ngài. Ngài lập bảng tính về lễ phục sinh không được chính xác lắm. Dầu không kết án, Đức Callistô nghi ngờ thần học của thánh Hippôlitô về lời Chúa. Khi đức Callistô được chọn làm giáo hoàng năm 217, Hippôlitô chống lại và tự đặt mình làm phản giáo hoàng, Ngài còn tố giác điều mà Ngài coi như sự dung thứ của đức Callistô cũng như không rút lại lời dèm pha. Ngài được coi như là người đã viết cuốn chỉ nam chính yếu về phụng vụ gọi là cuốn “truyền thống tông đồ”. Sớm bị Giáo hội Tây Phương quên lãng, Ngài lại sống lâu dài trong các Giáo hội đông phương, thế giá của Ngài đối với chúng ta là bản lễ qui Roma của Ngài, dầu không cố định từng lời.

Năm 235, hoàng đế Maximinô khơi lại cuộc bách hại các Kitô hữu. Cả Đức Potianô lẫn vị phản giáo hoàng Hippôlitô đều bị đầy tới miền hầm mỏ Sardinia. Hippôlitô không đòi làm giáo hoàng nữa và khuyên những ai theo mình hãy vâng phục Đức giáo hòang hợp thức. Cả hai đấng đều từ trần như là nạn nhân của trại tập trung. Khi cuộc bách hại chấm dứt, xác các Ngài được mang về mai táng tại Roma (ngày 13 tháng 8).

Gương Tử Đạo của hai thánh nhân

Sống khiêm nhường, vâng phục Thiên Chúa. Vâng phục và tin tưởng các vị đại diện Thiên Chúa lãnh đạo, dẫn dắt đàn chiên.

Lạy Chúa Giêsu khiêm nhường và hiền hậu, xin giúp chúng con biết sống khiêm nhường và vâng phục các vị đại diện Chúa trong Hội Thánh. Xin giúp chúng con biết nhìn đến điểm tốt của nhau trong cộng đoàn, hầu chúng con dám dấn thân sống khiêm nhường như hai thánh Potianô và thánh Hippôlitô đã và đang góp sức kiến tạo hòa bình trong tình yêu Chúa như Chúa vẫn hằng mong ước chúng con sống mỗi ngày.

Tổng hợp


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Entretien Cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man


Ho Chi Minh Ville – La rencontre des Evêques asiatiques qui se tiendra pour la première fois de son histoire en 2012 au Vietnam constitue pour les fidèles vietnamiens une opportunité extraordinaire de « partager une expérience d’unité et de porter un message d’amour à l’Asie ». C’est également un signe du désir d’ouverture qui peut se respirer dans le pays, où les chrétiens sont appelés à « faire resplendir la lumière du Christ ». C’est ce qu’affirme S. Em. le Cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man, Archevêque de Ho Chi Minh Ville, cité qui accueillera la prochaine Assemblée générale de la Fédération des Conférences épiscopales d’Asie (FABC), mettant à disposition les structures du Centre pastoral archidiocésain et du Séminaire de Xuan Loc pour accueillir plus de 100 délégués des 15 pays membres de la FABC. La Fédération – remarquent des sources de Fides – a fortement voulu que cette réunion ait lieu au Vietnam afin que les Eglises asiatiques donnent un signal de soutien, de communion et de proximité aux fidèles vietnamiens. Voici le texte de l’entretien accordé à l’Agence Fides par S. Em. le Cardinal Pham Minh Man.

Cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man

Cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man

Le Vietnam accueillera pour la première fois la rencontre des Evêques asiatiques : s’agit-il du signe d’un réel changement en cours dans le pays ?

Après de nombreuses années au cours desquelles nous avons vécu dans des conditions d’isolement, il existe au sein de la population vietnamienne un désir d’ouverture et d’insertion dans le monde d’aujourd’hui et de ses dynamiques de mondialisation. Récemment, j’ai eu l’occasion de rencontrer, avec les représentants de six religions, les Ambassadeurs, les autorités civiles de Ho Chi Minh Ville pour les vœux de bonne année et j’ai annoncé la Parole de Jésus : « Le Fils de Dieu, incarné dans l’humanité, est venu porter la paix ». Ceci est essentiel pour tous. C’est un don que nous voulons communiquer à tous. Avec la paix, chacun a la force de vivre la fraternité malgré les difficultés, de se sentir une seule famille et de vivre ensemble dans le village planétaire.

Que pourra signifier cette rencontre pour l’Eglise au Vietnam ?

La rencontre des Evêques d’Asie qui se tiendra au Vietnam est pour les catholiques vietnamiens l’opportunité de s’unir à des fidèles de toute l’Asie afin de partager avec eux une expérience et le témoignage de la Parole de Dieu mais aussi de porter un message d’amour en Asie. Ce sera l’occasion d’annoncer l’Evangile du Christ afin que tous soient unis comme une unique famille, afin que puisse se construire une culture de la vie et une civilisation de l’amour pour les peuples asiatiques.

Que suggérez-vous aux fidèles pour se préparer à l’événement ?

Dans l’attente de cet événement important, chaque prêtre, religieux, laïc de chacun des Diocèses devra faire deux choses : tout d’abord prier parce que la prière est la clef de toute œuvre, en demandant que l’Esprit Saint concède la lumière et la force pour faire la volonté du Père céleste afin que tous les peuples puissent avoir la grâce en abondance et puissent se fortifier. Ensuite de quoi, nous devrons chercher à être unis et en communion. Nous sommes appelés à dépasser « la culture de mort » dans une société affligée par les injustices, par le clivage entre les riches et les pauvres, par des maux sociaux dévastateurs tels que l’avortement, le SIDA, les violences sexuelles, l’abandon des enfants. Nous chrétiens voulons construire une civilisation de l’amour, vaincre ses maux, promouvoir la culture de la vie pour les génération présentes et futures.

Comment avez-vous accueilli la nomination du Nonce apostolique « Représentant pontifical non résident » pour le Vietnam ?

J’ai pu exprimer à Benoît XVI la conviction que le représentant stable du Pape apportera une nouvelle espérance au peuple vietnamien. J’espère que le Saint-Siège pourra aider le Peuple de Dieu au Vietnam à faire resplendir la Vérité et l’Amour du Christ au travers d’un dialogue persévérant et de la collaboration avec tous les citoyens : enseignants, intellectuels, riches, pauvres, autorités civiles et membres d’autres religions. De cette manière s’ouvrira devant le peuple vietnamien la route permettant de dépasser les limites et les divergences, les crises, les mécontentements et les injustices pour assurer à la nation la stabilité et la prospérité. Je crois que tout pays et tout peuple a besoin de la lumière de la Vérité et de l’Amour pour sa vie et pour un développement durable.


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Ngày 12/8: Thánh Gioanna Phanxica Chantal


Gioana Phanxica Fremyet chào đời ngày 23.01.1572 ở Dijon, là con của vị chủ tịch nghị viện. Thuộc một gia đình công giáo đạo đức, ông đã đào tạo con gái của mình nên một đứa trẻ có đời sống tín hữu mạnh mẽ. Học tập như các trẻ em khác, thánh nữ có một tinh thần sống động và tỏ ra vừa vui tươi vừa đứng đắn. Dầu còn nhỏ, Gioana Phanxica quyết xa rời những người lạc đạo, ngài la hét khi có ai trong số họ chạm tới ngài. Khi đến tuổi hoà mình với đời sống đài các, sự dè giữ của thánh nữ chứng tỏ ngài đã không ao ước một cuộc sống dễ dãi trống rỗng. Một trong những nhiệt huyết nơi ngài là được thực hiện những công trình lớn cho Thiên Chúa: Ngài muốn được tử đạo. Ngài đã phát khóc khi thấy những người khốn cực, ngài nói:

St. Jane de Chantal

St. Jane de Chantal

- “Nếu không yêu thương người nghèo, tôi thấy mình như không yêu mến Thiên Chúa”.

Vị bá tước De Chantal thấy rằng: Gioana Phanxica sẽ là người vợ quí nhất trên thế gian. Cuộc hôn nhân hoàn tất. Gioana Phanxica lúc ấy 20 tuổi trở thành Gioana de Chantal. Buổi đầu, vị nữ bá tước trẻ lo âu vì những món nợ cũ phải thanh toán. Nhưng Gioana đã vui cười bắt tay vào việc. Ngài chỗi dậy từ 5 giờ sáng, dự thánh lễ, dùng ngựa để đi thăm nông trại và đất đai, kéo sợi và may vá với những người giúp việc, ngài tỏ ra là một người quản lý danh tiếng, đồng thời cũng rất bác ái và dễ yêu đến nỗi người ta gọi ngài là “bà phúc hậu”. Có người còn nói rằng: mình thích mang bệnh để được nữ bá tước viếng thăm, nhưng ngài cũng biết rằng: săn sóc và mỉm cười chưa đủ, phải có Chúa giúp sức. Chẳng hạn đến với một bệnh nhân xem như tuyệt vọng, ngài thức đêm cầu nguyện và đến sáng thì bệnh nhân được lành. Vị bá tước nhiều lần thấy người vợ đầy lòng bác ái quì cầu nguyện.

Khi xảy ra nội chiến, cảnh khốn cùng lan rộng cắp làng quê. Vị nữ bá tước đón tiếp các người bị bỏ rơi. Bệnh tật và các trẻ sơ sinh. Đoàn người thiếu ăn trong vòng bảy dặm tuôn đến, ngài tự tay múc cháo phục vụ mọi người. Thấy người đã được trợ cấp trở lại, Nnài không từ chối giúp đỡ họ và thưa với Chúa:

- “Con đến gõ cửa van xin lòng thương xót của Chúa, nào là con có muốn đến lần thứ hai thứ ba mà bị xua đuổi đâu?”

Bá tước de Chantal là một sỹ quan, thường vắng mặt để phục vụ nhà vua nơi triều đình hay trong quân đội. Khi ấy thánh nữ bỏ đồ trang sức và áo nhung, tự khép mình với sáu người con và các việc nội trợ, dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện. Khi bá tước trở về, ngài tổ chức ăn mừng với nét mặt rạng rỡ vui tươi. Hạnh phúc chiếu sáng tổ ấm gia đình.

Nhưng trong một cuộc đi săn, bá tước bị tử thương. Người vợ trẻ thành góa bụa lúc 28 tuổi, đã đau đớn khóc lóc:

- “Lạy Chúa, xin hãy cất đi mọi của cải và con cái, nhưng xin để lại người chồng yêu quí mà Chúa ban cho con”.

Dầu vậy, trong cơn thất vọng, thánh nữ đã điều khiển được lòng mình và tìm vâng theo thánh ý Chúa. Gioana Phanxica phải từ giã lâu đài để về sống gần cha chồng. Những người nghèo vây quanh xe ngài khóc lóc vì họ đã mất người mẹ hiền. Một cảnh huống nặng nề đang đợi Gioana nơi nhà cha chồng. Người quản gia già nắm mọi quyền bính, bắt ngài nuôi nấng con cái bà với con cái của thánh nữ. Người đàn bà trẻ đã cố gắng để khỏi bị chống đối, Ngài luôn hiền hậu và không hề làm cha chồng nổi nóng. Ngài cũng tổ chức một phòng thuốc cấp cứu và săn sóc người nghèo. Bảy năm trôi đi trong nếp sống khó khăn và hãm mình.

Năm 164, Gioana Phanxica gặp thánh Phanxicô Salesiô. Vị thánh quyết định đời ngài. Thánh nhân giảng mùa chay tại Dijon và nhận thấy thánh nữ chăm chú nghe mình. Ngài hỏi thánh nữ có ý định tái giá không? Thánh nữ trả lời: Không!

Và thánh nhân đã trả lời:- “Vậy phải kéo bảng hiệu xuống”. Chỉ muốn Chúa thôi, đừng làm dỏm, dẹp bỏ tất cả chi tiết phong lưu lẫn lòng kiêu hãnh.

Gioana tự lo cho mình, phục vụ người nghèo, lau rửa những người khốn klhổ đầy chấy rận. Mặc đồ sạch sẽ cho họ rồi nấu giặt và vá mạng áo quần cho họ. Thánh Phaxicô Salesiô dẫn ngài tới sự thánh thiện bằng đời sống ngày càng kết hiệp sâu xa hơn với Chúa. Thánh nhân cũng quả quyết rằng: thời giờ đã đến để thánh nữ từ bỏ thế gian. Đường chân thực của thánh nữ là trở nên tu sĩ và thiết lập dòng thăm viếng.

Gioana đã anh hùng từ giã gia đình, ngài dẫn người con gái không lập gia đình là Fracoise để bổ túc việc giáo dục bên cạnh ngài. Người con trai ở lại với ông nội đã chống lại việc ngài ra đi và nằm ngang cửa ngăn cản. Cử chỉ của thánh nữ không theo tầm mức của chúng ta: Gioana lau nước mắt bước qua mình con. Ngài biết rằng: con mình sẽ không bị bỏ rơi, vì ngài đã trao phó cho người cậu là Tổng Giám mục Bourges. Và mỗi khi cần đến, ngài sẽ đi thăm để lo cho lợi ích của các con.

Tháng 6 năm 1610, thánh nữ đã thiết lập tu viện dầu tiên ở Annecy và khẩn nguyện luôn thực hiện điều gì xem ra hoàn hảo hơn. Danh tiếng của các nữ tu dòng Thăm Viếng tận tâm phục vụ người nghèo, bệnh nhân và giáo dục các thiếu nữ lan rộng mau chóng. Suốt 30 năm, mẹ De Chanltal đã thiết lập nhiều tu viện, hiến mình làm mọi việc. Vào cuối đời, ngài kể lại:

- “Tôi như những nữ tá thô kệch thời thu hoạch. Người cha gia đình nói với họ: hãy đến chỗ này, hãy đi chỗ nọ, hãy trở lại cánh đồng này, hãy đi tới chỗ khác. Chẳng hạn người cha diễm phúc của chúng tôi đã nói: hãy đi thiết lập ở Lyon, ở Grenoble, hãy trở lại để đi Bourges, hãy đi Paris, hãy từ giã Paris và trở lại Dijon. Chẳng hạn nhiều năm tôi chỉ đi và đến, khi thì ở một trong những cánh đồng, khi thì ở một nơi khác của cha thân yêu”.

Nơi nào thánh nữ đi qua, ngài đều để lại sự êm dịu, sự phấn khởi và niềm tin tưởng. Người ta thấy ngài chống lại sự nhọc mệt bằng niềm vui và can đảm. Linh động trong công việc, ngài nấu ăn và coi bò, giờ giải trí, ngài vui vẻ với các nữ tu… khiến họ nói: “Khi mẹ chúng ta không giải trí được là thiếu một phần vui tươi êm ái”. Bệnh tật không ngăn cản được ngài săn sóc và nghĩ tới mọi sự. Với một trí khôn nhanh nhẹn và chính xác, một lúc, ngài đọc cho 3 nữ tu.

Mười chín năm trước khi qua đời, Gioana de Chantal mất người bạn, người cha, người nâng đỡ là thánh Phanxicô Salesio. Sự đau đớn của Ngài thực sự lớn lao. Rồi đến cái chết của người con trai để lại một cháu gái sẽ là nữ nam tước de Sévigné. Các tang lễ liên tiếp nơi các người thân. Nhưng thử thách lớn lao nhất của thánh nữ là những chán nản nội tâm, những cám dỗ kinh khủng nghịch lại đức tin. Ngài không hề tỏ lộ những đau đớn của mình và lấy sự bình thản để phủ lấp những lo âu. Mẹ de Claugy đã nói về những khô khan liên tục của ngài:

- “Chỉ trong cõi đời đời, người ta mới biết hết được”.

Khi ngài qua đời, cha giải tội nói:

- “Suốt 23 năm, tôi đã thán phục nơi thánh nữ một lương tâm tinh ròng trong suốt và rõ rệt hơn cả pha lê”.

Trong những hành trình cuối cùng, mẹ De Chantal được reo mừng khắp nơi. Khi có dịch hạch ở Annecy, ngài đã không từ chối bỏ nơi này và tăng gấp các việc bố thí và lời cầu nguyện . Ở St. Germain, hoàng hậu đưa hai người con tới gặp và xin ngài chúc lành. Ngài hân hạnh được gặp thánh Vinh-sơn Phaolô. Dân Paris chen lấn để mong chạm tới ngài và nghe ngài nói. Trở về, ngài ngã bệnh ở Monlins. Tới phút cuối ngài vẫn còn lo lắng đến mọi việc. Và sau 3 lần kêu danh Chúa Giêsu, ngài tắt thở năm 1641 và đến năm 1767 ngài được phong thánh.

Xin thánh nữ chuyển cầu ơn Chúa xuống trên đời sống tín hữu chúng con, đặc biệt là việc yêu thương những người đang trong tình trạng nghèo khổ về tinh thần và thể chất.

(Tổng hợp)


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Ngày 11/8: Thánh Clara, Đồng Trinh


Thánh Clara sinh năm 1193 tại Assisi miền Umbria, thuộc dòng họ danh giá Offreducciô. Người ta nói thánh nữ sinh ra với nụ cười trên môi và không bao giờ thấy Ngài khóc. Ngài dành nước mắt để tưới chân Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Nghe biết một thanh niên giàu có đã trở nên người nghèo thành Assisi, người thiếu nữ danh giá cảm kích trước mẫu gương của thánh nhân. Trong khi gia đình nhắm cưới gả cho nàng, thì nàng chỉ nhắm đến cuộc sống sám hối khiêm hạ. Sau khi nghe bài giảng của thánh nhân, Ngài đã đi tới quyết định.

Thánh Clara

Thánh Clara

Khi ấy thánh Clara 18 tuổi. Vào ngày Lễ Lá, 18 tháng 3 năm 1212, thánh nữ ăn mặc sang trọng tới nhà thờ chính tòa dự lễ. Theo thói quen, các bà tiến lên nhận lá từ tay Đức giám mục. Hôm ấy Clara quá xúc động, khiến chính đức giám mục phải rời ghế đưa lá đến cho Ngài. Chiều về, Ngài đã cùng với một người bạn lén bỏ nhà theo lối cửa hậu rồi theo ánh đuốc tới gặp thánh Phanxicô tại Porsiuncula… Giai thoại thật cảm động, một cô gái 18 sang trọng đã bỏ tất cả những gì là quen thuộc và an toàn để đi theo Đấng vô hình, còn Phaxicô 30 tuổi không có lấy một xu dính túi đã nhận lấy trách nhiệm về cả tinh thần lẫn vật chất đối với cô. Giữa đêm xuân trong rừng cây và dưới ánh đuốc của đoàn anh em, Clara buông xõa mái tóc huyền trên bàn thờ cho Phanxicô cắt bỏ. Hành động hoàn toàn ngoại lệ và không một chút quyền hạn theo giáo luật. Phanxicô đã lãnh bản ly biệt của Clara đối với thế gian, rồi gởi đi vào một nữ tu viện Beneđictô gần đó.

Biến cố nổ lớn làm cả thành phố xúc động. Thế gian kết án Clara. Ông Monaldo, cậu thánh nữ đến nhà dòng bắt thánh nữ về, nhưng Ngài ôm cứng chân bàn thờ quyết chọn Chúa mà thôi. Phanxicô dẫn thánh nữ tới một nữ tu tu viện Bênêdictô khác, cùng với em của mình là Anê. Sau cùng Phanxicô thiết lập cho Clara, và cộng đoàn đã tăng số một tu viện tại San Đamianô, nơi đây bà Ortolanta, mẹ của thánh nữ cũng nhập dòng. Trong một thời gian cộng đoàn độc lập như những người hành khất đầu tiên. Phanxicô viết cho cộng đoàn một bản luật sống vắn gọn, đòi kỷ luật gắt gao và chay tịnh khắc khổ. Dầu vậy, Clara con người đi xa hơn cả ước muốn của thánh Phanxicô. Năm 1215 Phanxicô đặt Clara làm tu viện trưởng và có lẽ đã trao cho Ngài một bản luật dòng thánh Bênêđictô. Nhưng một mục chương nói rằng sự đơn sơ và nhiệt tình của chị em khiến cộng đoàn tăng số rất nhanh.

Vào những năm cuối đời thánh Phanxicô, mọi liên hệ với San Đômianô bị gián đoạn. Câu chuyện hay về bữa ăn tối với Clara không được chính xác lắm. Nhưng cơn đau cuối cùng Phanxicô đã được Clara cho trú ngụ trong một mái chòi bằng lá cây ở cổng tu viện Damianô, nơi Phanxicô trước tác bài ca mặt trời. Ngài ban phép lành cuối cho Clara rồi về Porsiuncula và qua đời tại đó. Ngài cũng xin anh em đưa xác về Assisi qua ngã San Đamianô. Thánh Clara và chị em tiếp rước và có dịp chiêm ngưỡng các vết thương ở tay và chân Ngài .

Clara thực hiện đúng lý tưởng của người nghèo thành Assisi. Đức Innôcentê III đã đích thân ban phép cho Ngài được giữ đức nghèo khó tuyệt đối. Nhưng Đức Grêgôriô IX nguyên là hồng y Ugôlinô đã muốn cải sửa luật cho phép nhà dòng có đất đai nhà cửa. Clara cưỡng lại và năm 1228 đã được hưởng đặc ân như sở nguyện. Ngài đã thưa với Đức Grêgôriô:

- Thưa Đức Cha, xin tha tội cho chúng con, nhưng đừng tha cho con khỏi theo Lời Chúa.

Năm 1247, một lần nữa đức Innocentê IV kiểm soát lại luật thánh Phanxicô, muốn sống đời khó nghèo tuyệt đối. Luật này được Đức Innocente chấp thuận vội vã, hai ngày trước khi thánh nữ qua đời. Năm 1893 người ta tìm thấy sắc chỉ nguyên thủy trong mộ thánh nữ.

Trong cơn bệnh của Ngài, Đức hồng y Rainalđô, tức là đức giáo hoàng Alexandrô sau này, đã đến trao mình Chúa và khuyyên nhủ thánh nữ, thánh nữ trả lời:

- Từ khi nếm thử chén đắng và cuộc tử nạn của Chúa, con thấy không còn gì làm con đau đớn nữa.

Sau khi chúc lành cho các nữ tu đến thăm, ngài nói với mình:

- Hãy an tâm, ngươi đã theo đúng đường, cứ tin tưởng vì Chúa tạo thành đã thánh hiến và không ngừng gìn giữ ngươi, đã yêu ngươi với tình mẹ thương con, ôi lạy Chúa xin chúc tụng Chúa vì đã dựng nên con.

Thánh nữ qua đời ngày 11 tháng 8 năm 1253 và năm 1255 được tôn phong hiển thánh.

Thánh nữ Clara đã vì Chúa mà bất chấp tất cả những khó khăn, những cản ngăn…để được toại nguyện với ơn gọi dâng hiến. Ước gì mỗi chúng ta cũng biết noi gương thánh nữ sống trọn vẹn cho tình yêu Chúa Kitô bằng việc mau mắn đáp lại lời mời gọi của Ngài.

(tổng hợp)


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

Ngày 10/8: Thánh Laurensô, Phó Tế Tử Đạo


Thánh Laurensô là vị thánh tử đạo Roma được biết đến nhiều nhất. Từ thế kỷ thứ IV, một mình Ngài ngoài các thánh tông đồ, được kính nhớ với thánh lễ vọng. Sách nghi thức Đức giáo hoàng Lêô thế kỷ VI có không dưới 14 lễ kính Ngài. Trời Trung Cổ đã có ít là 34 thánh đường ở Roma dâng kính thánh nhân. Ngài là vị thánh bổn mạng thứ ba của thành Roma.

Thánh Laurensô

Thánh Laurensô

Laurensô là ai mà được tôn kính cách đặc biệt như vậy ?

Thánh Laurensô sinh tại Huescô nước Tây Ban Nha. Cha mẹ ngài là những người đạo hạnh. Ngài sớm từ biệt quê hương thân yêu để đi du học bên Rôma và đã sống trót cuộc đời trần thế tại đây. Ngài được chọn thành một trong bảy phó tế của giáo hội chịu trách nhiệm giúp đỡ người nghèo túng và ngài được giao cho trách nhiệm “quản lý tài sản của giáo hội”. Khi sự cấm đạo dưới thời hoàng đế Valerian bùng nổ, Thánh Giáo Hoàng Sixtus bị kết án tử hình cùng với sáu phó tế khác. Khi Đức Giáo hoàng bị điệu ra pháp trường, Laurensô đi theo khóc lóc nức nở, ngài hỏi: “Cha ơi, cha đi đâu mà không cho nô bộc này theo?”. Ðức giáo hoàng trả lời: “Con ơi, ta không bỏ con đâu. Trong ba ngày nữa, con sẽ theo ta.” Nghe thấy thế, Laurensô thật vui mừng, ngài về phân phát hết tiền của trong kho cho người nghèo, và còn bán cả các phẩm phục đắt tiền để có thêm của cải mà phân phát.

Khi những điều này tới tai hoàng đế Đêciô, ông truyền bắt giam Laurensô. Thánh nhân cải hóa được viên gác ngục Hippolytô. Bị điệu tới trước viên tổng trấn Valrianô, Ngài được lệnh phải nhượng lại các tài sản của Giáo hội. Được dành cho ba ngày để thâu thập của cải, Ngài đã mang tất cả tài sản phân phát cho kẻ nghèo. Hết hạn Ngài dẫn họ tới trình với tổng trấn Valêrianô, như là tài sản của Giáo hội. Viên tổng trấn nổi giận, buộc thánh nhân phải dâng lễ tiến các thần minh. Từ khước, thánh nhân phải chịu mọi cực hình, bị nướng trên sắt nung đỏ. Trên giường chết lạ lùng này, Ngài còn khôi hài nói với hoàng đế:

- Một bên đã chín rồi hãy chiên bên kia nữa mà ăn!

Sau đó ngài cầu xin cho thành phố Rôma được trở lại với Ðức Kitô và cho Ðức Tin Công Giáo được lan tràn khắp thế giới. Ngài lãnh nhận triều thiên tử đạo vào năm 258.

Thánh Laurensô đã một lòng vì Chúa, vì Giáo Hội, hết lòng yêu thương người nghèo. Xin cho mỗi chúng ta cũng có được tâm tình và lòng quảng đại như thánh nhân. Trung kiên làm chứng cho Chúa dù phải chịu thiệt thòi về phần xác.

(tổng hợp)


(Theo website Phạm Minh Mẫn)