Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

ĐTGM Zygmunt Zimowski chúc mừng ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn


WGPSG — Vào ngày 4-1-2011 vừa qua, Đức Tổng Giám mục Zygmunt Zimowski, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Mục vụ Y tế, đã viết thư chúc mừng Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn vì Đức Hồng Y đã được Đức Thánh Cha cử làm thành viên Hội Đồng Tòa Thánh về Mục vụ Y tế.

Bức thư gởi  chúc mừng Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn vì  Đức Hồng Y đã được Đức Thánh Cha cử làm thành viên Hội Đồng Tòa Thánh về Mục vụ Y tế

Bức thư gởi chúc mừng Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn vì Đức Hồng Y đã được Đức Thánh Cha cử làm thành viên Hội Đồng Tòa Thánh về Mục vụ Y tế

Nội dung bức thư như sau:

Thành phố Vatican, 4-1-2011

Prot. N. 35712/2011

Trọng kính Đức Hồng Y,

Tôi rất hân hạnh vui mừng gửi đến Ngài lời cầu chúc tốt đẹp nhất và lời chúc mừng nồng nhiệt nhất vì Đức Thánh Cha, vào ngày 20-12 vừa qua, đã cử Ngài làm thành viên (tư vấn) cho Hội Đồng Tòa Thánh về Mục vụ Y tế. Tin này sẽ được tạp chí l’Osservatore Romano công bố ngày 5-1-2011 và Thư Bổ nhiệm sẽ được Sứ thần Toà Thánh gửi đến Ngài sau.

Tôi tin chắc rằng, với kinh nghiệm mục tử, Ngài sẽ cộng tác rất phong phú trong lãnh vực Mục vụ Y tế, dù khi lãnh vực này gặp những thách đố hay thuận lợi.

Cùng với lời cầu chúc và chúc mừng nồng nhiệt nhất của tất cả Hội đồng, tôi mong Ngài tin vào sự kính trọng sâu sắc và sự hiệp nhất trong lời cầu nguyện của tôi.

Zygmunt Zimowski


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn tiếp Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ


Lúc 10g30 ngày 16/06/2011, tại Tòa Tổng Giám mục, ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn đã tiếp ngài Jean-Hubert Lebet, Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.

pham-minh-man

ĐHY TIẾP NGÀI BÍ THƯ THỨ I ĐẠI SỨ THỤY SĨ

Tháp tùng ngài Bí thư có ông Tổng lãnh sự quán Thụy Sĩ tại TP.HCM và ông Bí thư Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Hà Nội. Cùng tiếp đoàn với ĐHY có linh mục Ignatiô Hồ Văn Xuân, Chánh văn phòng Tòa TGM TP.HCM.

Cuộc gặp gỡ diễn ra trong bầu khí thân mật và cởi mở. Sau khi chụp hình lưu niệm cùng ĐHY, đoàn ra về lúc 11g15 cùng ngày.

Sau đây là những hình ảnh:

ĐHY tiếp ngài Jean-Hubert Lebet, Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ

ĐHY tiếp ngài Jean-Hubert Lebet, Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ

 

ĐHY tiếp ngài Jean-Hubert Lebet, Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ

ĐHY tiếp ngài Jean-Hubert Lebet, Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ

ĐHY tiếp ngài Jean-Hubert Lebet, Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ

ĐHY tiếp ngài Jean-Hubert Lebet, Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ

 

ĐHY tiếp ngài Jean-Hubert Lebet, Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ

ĐHY tiếp ngài Jean-Hubert Lebet, Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ

ĐHY tiếp ngài Jean-Hubert Lebet, Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ

ĐHY tiếp ngài Jean-Hubert Lebet, Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ

pham minh man

ĐHY tiếp ngài Jean-Hubert Lebet, Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ

 

pham-minh-man

ĐHY tiếp ngài Jean-Hubert Lebet, Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ

 

pham-minh-man

ĐHY tiếp ngài Jean-Hubert Lebet, Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ

pham-minh-man

ĐHY tiếp ngài Jean-Hubert Lebet, Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ

 

phamminhman

ĐHY tiếp ngài Jean-Hubert Lebet, Bí thư thứ I Đại sứ Thụy Sĩ

 


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011

Đức Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn: Lời chủ chăn tháng 8 năm 2011


Toà TGM Thành phố HCM

1.8.2011

Lời chủ chăn tháng 8

Lời chủ chăn tháng 8

CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI HIỆN TRẠNG ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI

Kính gửi anh em linh mục,

anh chị em tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận

Anh chị em rất thân mến,

Lời mời gọi đổi mới

1. Lời mời gọi đổi mới, trước tiên đó là lời mời gọi của Thiên Chúa đối với dân Người (x. Ez 36,26…), đối với cộng đoàn giáo hội sơ khai cũng như đối với gia đình nhân loại (x. Cv 2, 1…).

Thánh Phaolô mời gọi người tín hữu hãy cởi bỏ nếp sống cũ, để Thánh Thần đổi mới tâm trí (x. Ep 4,22-24), cùng dẫn dắt bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Đức Giêsu, nhờ đó, người tín hữu không ngừng lớn lên, vươn tới Con Người Mới là Đức Giêsu Đấng Cứu Độ (x. Ep 4,15). Đó là lời mời gọi đổi mới nếp sống hiện tại, để trong suy nghĩ và hành động, người tín hữu ngày càng sống trọn tình con thảo đối với Cha trên trời, và vẹn nghĩa anh em đối với mọi người trong thiên hạ, theo gương Con Thiên Chúa làm người đang ở giữa chúng ta.

Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI xác định công cuộc đổi mới hiện trạng đời sống Giáo Hội bắt đầu từ việc đổi mới hiện trạng đời sống của mỗi người tín hữu, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân.

Đại Hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010 lặp lại lời mời gọi đó đối với cộng đồng dân Chúa Việt Nam hôm nay, gồm gần 7 triệu người công giáo trong 26 giáo phận.

Phương hướng đổi mới :

gắn bó với Ba Ngôi Thiên Chúa

hiệp thông với cộng đồng giáo hội cùng xã hội

2. Bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu cứu độ, người tín hữu thường xuyên ý thức trong hành trình cuộc đời của mình, phải luôn gắn bó và kết hợp với Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Vậy, mỗi lần làm dấu Thánh Giá, mỗi lần đọc Kinh Lạy Cha, mỗi khi đọc kinh cầu nguyện, ngoài việc chỉ làm theo thói quen, cùng bày tỏ tâm tình cảm mến tạ ơn và những ước mong, người tín hữu hãy để tâm chu toàn ba việc đầu mối trọng yếu trong đạo làm người trong trời đất hôm nay.

Một là, trong mọi hoàn cảnh và biến cố của cuộc đời, nhất là khi phải bước đi trong sương mù hay trong phong ba bão táp, trong nghịch cảnh và trái ý, hãy nhớ luôn tìm và thi hành ý Cha trên trời, như lời Chúa Giêsu dạy trong Kinh Lạy Cha, như gương Thánh Gia Thất.

Hai là hãy cùng Thánh Mẫu Maria luôn kiên vững bước đi trên con đường tình yêu cứu độ mà Con Chúa làm người đã mở ra, như lời Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dạy. Ngài xác định rõ, tình yêu cứu độ của Chúa Giêsu mang bốn dấu ấn nổi bật như sau :

- tình yêu mang tính hội nhập và đồng cảm với gia đình nhân loại (5 Sự Vui),

- tình yêu phục vụ cho Tin Mừng cứu độ cùng sự sống mới của mọi người (5 Sự Sáng),

- tình yêu hiến thân vì sự sống mới của gia đình nhân loại (5 Sự Thương),

- tình yêu mang tính đổi mới và mở đường cho người người tiếp cận, đón nhận “sự sống mới” của Chúa Kitô Phục Sinh (5 Sự Mừng).

Ba là, trong mọi tình huống đổi thay, hãy luôn định tâm theo sự soi sáng và dẫn dắt của Chúa Thánh Thần đang ngự trong lòng trí mỗi người, nhờ đó, lời nói, việc làm, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề trong đời sống, mang lại hoa trái của Thánh Thần là sự bình an và niềm vui, yêu thương và hợp nhất, tránh tạo ra sự phân hoá trong gia đình cũng như trong cộng đồng giáo hội cùng xã hội (x.Ga 5, 22…Eph 5, 8…Col 1, 10…)

3. Bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu cứu độ, người tín hữu không ngừng chung sức xây đắp tình huynh đệ hiệp thông trong gia đình Giáo Hội ở mọi cấp độ: từ mối hiệp thông giữa hàng giáo phẩm với các thành phần giáo hội, đến sự hiệp thông trong mỗi gia đình là giáo hội tại gia. Tất cả chúng ta là con một Cha trên trời, là những chi thể đa dạng đa năng trong cùng một thân thể Chúa Kitô, cùng đồng hành chung một con đường sứ vụ loan báo Tin Mừng, cùng hội nhập vào đời sống văn hoá xã hội của gia đình nhân loại, cùng dấn thân phục vụ cho sự sống làm người, mở đường cho người người đổi mới và đón nhận quà tặng “sự sống mới” của Chúa Kitô Phục Sinh.

4. Bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Đức Kitô, người tín hữu không ngừng xây đắp tình huynh đệ liên đới đối với đồng bào và đồng loại, là anh em một nhà, cùng chung một định mệnh, chung một trách nhiệm cùng mọi người vun đắp nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương, qua con đường đối thoại trong chân lý và hợp tác phục vụ cho công ích, vì sự sống toàn diện và sự phát triển vững bền của gia đình nhân loại, đặc biệt của người lâm cảnh khó khăn, túng thiếu, về mặt thể chất cũng như tinh thần.

Phương thế đổi mới :

cầu nguyện

và cộng tác với ơn đổi mới của Chúa Thánh Thần

5. Phương thế đổi mới hiện trạng đời sống Giáo Hội tại Việt Nam hôm nay, trước hết là lòng kiên trì cộng tác với ơn đổi mới của Chúa Thánh Thần, đặc biệt bằng việc thay đổi cách điều hành gia đình, cách lãnh đạo cộng đoàn, hướng đến hiệp thông, đồng cảm, đồng thuận, như chìa khoá của công cuộc tân Phúc Âm hoá ngày nay. Lịch sử cứu độ xác minh : Chúa Thánh Thần là chủ thể thực hiện công trình đổi mới theo kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa Cha:

- Chúa Thánh Thần không ngừng hoạt động nơi Đức Giêsu trong suốt cuộc sống trần thế của Người để Người thực hiện công trình cứu độ trần gian (x. Mt 4,16…),

- Chúa Thánh Thần đổi mới các ngư phủ miền Galilê thành sứ giả can trường Tin Mừng Chúa Phục Sinh, và những tông đồ nhiệt thành dấn thân phục vụ và yêu thương đến cùng, vì sự sống mới của mọi người (x. Cv 2,1…),

- Ngài cũng đổi mới cộng đoàn tín hữu sơ khai gốc thuộc nhiều dân tộc với nhiều nền văn hoá khác nhau, thành một cộng đoàn yêu thương tương thân tương trợ, một lòng một ý phục vụ cho sự sống và sự phát triển của mọi người (x. Cv 2, 42-46 ; 4, 32…).

Đời sống Giáo Hội để lại cho ta kinh nghiệm quý giá này : Lời Chúa và Chúa Thánh Thần là hai bàn tay Cha trên trời dùng uốn nắn người tín hữu ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Con Thiên Chúa làm người, là Trưởng Tử mọi loài thọ sinh. Đồng thời, hai bàn tay đó tạo khả năng cho mỗi người biến những thử thách và gian khổ, những thua thiệt và mất mát, cả những lời phê phán, chỉ trích, kết án, thành cơ hội đổi mới hiện trạng đời sống bản thân theo hình mẫu Đức Giêsu Kitô là Chân Lý, là Sự Sống, là Tình Yêu, và là Đường dẫn đến cội nguồn mọi điều thiện hảo cho mọi người.

6. Vì thế, để đổi mới hiện trạng đời sống giáo hội, các tín hữu cần cộng tác với Chúa Thánh Thần bằng đời sống chuyên cần cầu nguyện, năng gặp gỡ Chúa và lắng nghe Lời Ngài. Lời Chúa nói trong Sách Thánh và trong các bí tích, trong giáo huấn của Giáo Hội và dấu chỉ của thời đại, trong nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương. Đồng thời cùng nhau khám phá Lời Chúa nói trong cuộc sống, chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống lời Chúa dạy trong mọi hoàn cảnh đổi thay.

Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ cho ta kinh nghiệm quý báu này : – năng gặp gỡ Chúa và lắng nghe Lời Ngài, người tín hữu ngày càng biết Chúa hơn, – càng biết Chúa, người tín hữu càng mến tin Ngài, – càng mến tin Chúa, ngày càng vững vàng tiến bước trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Ngài, và đời sống tín hữu càng trở nên phong phú. Ngài mời gọi người tín hữu đổi mới cách cầu nguyện. Đổi mới từ cách cầu nguyện chỉ theo thói quen lặp lại những công thức kinh nguyện, đến cách có thêm ý thức và chú tâm cùng với Thánh Mẫu Maria chiêm ngắm Chúa Giêsu, mở rộng lòng trí đón nhận tâm tư của Ngài, và quyết tâm bước theo Ngài trên con đường tình yêu cứu độ (x. Tông huấn “Mầu nhiệm Mân côi”, 10.2002). Cách cầu nguyện với ý thức và quyết tâm đó sẽ mở đường cho mỗi người tín hữu đổi mới lối cảm nghĩ và lối sống bước theo Chúa Kitô đang hiện diện và đồng hành với mình trên con đường tình yêu đồng cảm, dấn thân phục vụ, hiến thân đổi mới sự sống của gia đình nhân loại.

7. Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nay là Chân Phước Gioan Phaolô II, giờ đây Ngài đang tiếp tục cầu khẩn Thiên Chúa chúc phúc cho những ai mang ra thực hành những lời Ngài dạy để đổi mới hiện trạng đời sống Giáo Hội hôm nay theo như lòng Chúa mong muốn và như dân Người mong đợi.

Gioan B. Phạm Minh Mẫn                                    Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Hồng Y Tổng Giám mục                                            Giám mục phụ tá


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Suy niệm lời chúa : Chúa Giêsu là nhà giáo dục đại tài


Thứ Hai sau Chúa Nhật XVIII Thường niên A

Lời Chúa: Mt 14,22-36

Chúa Giêsu là nhà giáo dục đại tài

Chúa Giêsu là nhà giáo dục đại tài

22Đức Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. 23Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. 24Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. 25Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. 26Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: “Ma đấy! “, và sợ hãi la lên. 27Đức Giêsu liền bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ! ” 28Ông Phêrô liền thưa với Người: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” 29Đức Giêsu bảo ông: “Cứ đến! ” Ông Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giêsu. 30Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: “Thưa Ngài, xin cứu con với! ” 31Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi? ” 32Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. 33Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa! ” 34Khi qua biển rồi, thầy trò lên đất liền, vào Ghennêxaét. 35Dân địa phương nhận ra Đức Giêsu, liền tung tin ra khắp vùng, và người ta đem tất cả những kẻ đau ốm đến với Người. 36Họ nài xin Người cho họ chỉ sờ vào tua áo của Người thôi, và ai đã sờ vào thì đều được khỏi.

Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ (Mt 14,27)

Suy niệm:

Thiên Chúa tỏ ra là một nhà giáo dục đại tài: Ngài luôn tôn trọng tư tưởng, dự định của con người, nhưng với thời gian và qua dòng lịch sử, Ngài thanh lọc, kiện toàn những gì không phù hợp với Nước Trời. Chúa Giêsu, con Thiên Chúa nhập thể làm người cũng đi theo đường lối đó, như chúng ta có thể thấy trong bài Tin mừng hôm nay.

Sau khi cho dân chúng ăn no, Chúa Giêsu buộc các môn đệ lên đò sang bờ bên kia. Giải tán dân chúng xong, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện một mình. Các môn đệ vâng lời Thầy ra đi, nhưng có lẽ các ông không được hài lòng. Các ông đã hết sức kiên nhẫn chờ đợi ngày Chúa Giêsu làm Vua, cơ hội đó hôm nay đã đến nhưng Chúa lại từ chối. Không những bỏ lỡ cơ hội Chúa còn ra lệnh cho các ông lập tức rời bỏ hiện trường. Bất mãn, chán nản và mệt nhọc làm cho các ông ngã lòng. Chúa Giêsu biết rõ tâm trạng của các ông, không những bằng ánh mắt và bằng cả cõi lòng khi Ngài cầu nguyện trên triền núi. Ngài thấy các ông chèo chống ngược với sóng gió và ngược với cả ý muốn. Chính lúc đó, Ngài đi trên mặt biển để đến với các ông. Ngài làm như thế để các ông hiểu rằng Ngài có quyền năng trên các tạo vật, Ngài có chương trình của Ngài và Ngài sẽ thực hiện chương trình ấy khi giờ của Ngài đến.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đặt tất cả tin tưởng vào quyền năng của Chúa. Ngài có chương trình cho mỗi người chúng ta. Điều quan trọng không phải là chúng ta bắt Thiên Chúa làm theo ý chúng ta, để rồi khi không được như ý nguyện, chúng ta tỏ ra buồn phiền, than trách Chúa. Trái lại, chúng ta hãy đặt hết tin tưởng vào Chúa. Ngài vẫn hiện diện để sẵn sàng cứu giúp chúng ta. Hãy phó thác vào quyền năng yêu thương của Ngài và như thế tâm hồn chúng ta sẽ được bình an.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, sống đức tin trong thời đại hôm nay cũng khó khăn tựa như đi trên mặt biển. Có biết bao cám dỗ khiến chúng con xa lìa Chúa. Có biết bao những sóng gió khiến chúng con đánh mất niềm tin nơi Chúa. Xin Chúa thương nâng đỡ niềm tin còn yếu kém của chúng con để dầu đứng giữa những nghi nan của dòng đời, những sóng gió cuộc đời, chúng con vẫn luôn đặt trọn niềm tín thác vào Chúa. Xin giúp chúng con biết noi gương thánh Phêrô mà thưa lên cùng Chúa: “Lạy Chúa, xin cứu con”.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa luôn ở bên chúng con. Chúng con tin tưởng Chúa luôn bảo vệ chúng con. Chúa luôn quan phòng gìn giữ chở che cuộc đời chúng con. Chúa sẽ chẳng bao giờ bỏ rơi chúng con. Xin cho chúng con luôn vững tin vào Chúa dù gặp những gian nan. Xin cho chúng con biết nương tựa vào Chúa trong những lúc khó khăn và nguy hiểm của dòng đời. Chúa là sức mạnh và là thành luỹ bảo vệ đời chúng con. Xin cho chúng con biết tin tưởng và an vui nép mình bên Chúa. Amen


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

ĐTC bổ nhiệm ĐHY Phạm Minh Mẫn làm thành viên Hội Đồng Tòa Thánh về các nhân viên y tế


VATICAN. Hôm 5-1-2011, Phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Biển Đức 16 đã bổ nhiệm ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, TGM Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh, làm thành viên Hội đồng Tòa Thánh về các nhân viên y tế.

Cùng được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng này còn có 2 HY khác là ĐHY Georg Pell, TGM Sydney (Úc) và DHY Stanislaw Dziwisz, TGM Cracovia (Ba Lan), 5 GM, 3 LM, 2 nữ tu và 5 giáo dân nam nữ.

Hội đồng này hiện do Đức TGM Zygmunt Zimoski, người Ba Lan, làm Chủ Tịch.

ĐHY Phạm Minh Mẫn cũng là Thành viên của Bộ truyền giáo và Bộ phụng tự và kỷ luật bí tích. (SD 5-1-2011).


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đi chúc tết các linh mục nghỉ hưu


Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đi chúc tết các linh mục nghỉ hưu

Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đi chúc tết các linh mục nghỉ hưu

Như mọi năm, vào lúc 8g30 sáng mồng một, ĐHY cùng cha Trương Kim Hương và các cha ở Toà Giám mục đã đến thăm cha cựu giám đốc Chủng viện Phaolô Lê Tấn Thành và các linh mục ở nhà hưu dưỡng Chí Hoà. Đại diện các linh mục hưu đã cám ơn, bày tỏ lòng kính phục ĐHY vì những việc ngài làm trong năm qua, và chúc tuổi ĐHY. Đáp từ, ĐHY cám ơn các cha nhà hưu đã cầu nguyện cho Đại hội Dân Chúa 2010 được thành công và xin các cha tiếp tục cầu nguyện cho công cuộc đổi mới Giáo Hội mà Đại hội Dân Chúa đã đề xướng. Tiếp theo, linh mục Trương Kim Hương đã chuyển quà tết cho các cha hưu. Sau khi ĐHY và các cha chuyện trò vui vẻ với nhau, buổi thăm viếng đã kết thúc bằng phép lành của ĐHY.

Rời nhà hưu dưỡng Chí Hoà, phái đoàn đã đi đến thăm viếng các cha già ở nhà hưu Hà Nội và nhà hưu Bùi Chu.

Vào ngày mồng 2 tết, ĐHY và phái đoàn đã đến thăm các cha già tại nhà hưu Phát Diệm và Thái Bình. Và vào mồng 3 tết, ĐHY cùng phái đoàn đã đến chúc tết cha Fx. Nguyễn Hữu Tấn ở Foyer Cao Thái, sau đó đi thăm các cha già ở nhà hưu dưỡng Bắc Ninh và Dòng Đồng Công.

Dành cả ba buổi sáng của ba ngày xuân – mồng một, mồng hai và mồng ba Tết Tân Mão – để đi chúc tết các cha già tại các nhà hưu, ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn muốn diễn tả một tâm tình đặc biệt: “Kính viếng và chúc Xuân các linh mục đã hưu trí để cám ơn các ngài đã dành cả đời phục vụ Giáo hội, để nâng đỡ tinh thần các ngài, và nhất là để xin các ngài cầu nguyện cho mọi sinh hoạt của giáo phận.” Những hy sinh âm thầm trong tuổi già yếu đau và những lời cầu nguyện của các ngài là cả một kho tàng thiêng liêng vô giá của Hội Thánh Chúa.

Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đi chúc tết các linh mục nghỉ hưu

Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đi chúc tết các linh mục nghỉ hưu

Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đi chúc tết các linh mục nghỉ hưu

Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đi chúc tết các linh mục nghỉ hưu

Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đi chúc tết các linh mục nghỉ hưu

Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đi chúc tết các linh mục nghỉ hưu

Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đi chúc tết các linh mục nghỉ hưu

Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đi chúc tết các linh mục nghỉ hưu

Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đi chúc tết các linh mục nghỉ hưu

Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đi chúc tết các linh mục nghỉ hưu

 


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Thứ Tư, 5 tháng 1, 2011

ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn: Tìm hiểu giáo huấn của Giáo Hội về tương quan giữa Giáo Hội và đời sống chính trị


Những ý tưởng sau đây, trích từ bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đọc ngày Chúa nhật 13.5.2007, khai mạc Đại hội V Liên Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh, trước sự hiện diện của 176 Giám mục châu Mỹ Latinh, cùng nhiều đại diện của HĐGM Hoa Kỳ và Canada, và một số đông linh mục, tu sĩ, giáo dân dự Đại Hội, đề cập đến mối tương quan giữa Giáo Hội nói chung, giữa hàng giáo phẩm và giáo sĩ nói riêng, với đời sống chính trị.

ĐHY. Gioan B. Phạm Minh Mẫn

ĐHY. Gioan B. Phạm Minh Mẫn

Phần chữ nghiêng, là những suy nghĩ có liên quan đến những vấn đề được đề cập. Những suy nghĩ căn cứ vào giáo huấn xã hội của Giáo Hội cùng những kết luận thực hành trong đời sống của Giáo Hội.

1. Nhiệm vụ và quyền hành chính trị không thuộc thẩm quyền trực tiếp của Giáo Hội cùng hàng giáo phẩm và giáo sĩ trong Giáo Hội. Điều thiết yếu theo truyền thống kitô giáo là tôn trọng một thế giới lành mạnh, bao hàm sự tôn trọng tính đa nguyên của các quan điểm chính trị…

Từ đó, Giáo Hội mong muốn thiết lập bang giao với hết mọi chế độ chính trị, và không loại trừ chế độ nào.

2. Nhiệm vụ và thẩm quyền của Giáo Hội cùng hàng giáo phẩm và giáo sĩ là phổ biến giáo huấn xã hội của Giáo Hội, soi dẫn lương tri con người, vượt trên bối cảnh chính trị, có điều kiện tự do lựa chọn các chuẩn mực nhân bản, các giá trị luân lý, đưa vào đời sống con người, gia đình, xã hội…

Giáo huấn xã hội của Giáo Hội triển khai Lời Chúa, Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, là nguồn ánh sáng chân lý về con người cùng giá trị của sự sống, nhân phẩm, nhân quyền, chân lý về gia đình và cộng đồng xã hội, chân lý về các mối quan hệ xã hội cùng bang giao giữa các dân tộc. Và ánh sáng chân lý đó soi đường dẫn lối cho Giáo Hội đối thoại và hợp tác với mọi người xây đắp một trật tự xã hội mới nhân bản hơn cho mọi dân tộc trong thế giới toàn cầu hoá hôm nay.

3. Sứ vụ nền tảng của Giáo Hội là giáo dục con người, đặc biệt là giáo dân, sống các đức tính nhân bản, luân lý, đạo đức, đồng thời huấn luyện lương tâm con người có được tự do lựa chọn, tự do đưa ánh sáng chân lý và tình thương, công lý và hoà bình vào trong đời sống văn hoá và xã hội, kinh tế và chính trị…

Nói cách khác, sứ vụ nền tảng của Giáo Hội là Phúc Âm hoá đời sống nhân loại cùng các thực tại trần thế, là đưa những giá trị Tin Mừng vào trong mọi thực tại trần thế. Giáo Hội thi hành sứ vụ đó, không phải qua con đường đối đầu, loại trừ, song qua con đường đối thoại trong chân lý cùng hợp tác phục vụ cho công ích, cho sự sống toàn diện cùng sự phát triển vững bền của con người cùng cộng đồng nhân loại.

4. Khi tự biến mình thành một chủ thể chính trị, tự đồng hoá mình với một lập trường, hay một phe nhóm chính trị, Giáo Hội cùng hàng giáo phẩm và giáo sĩ sẽ mất đi thẩm quyền về đạo đức, đánh mất đi khả năng hoàn thành nhiệm vụ giáo dục con người tự do lựa chọn, làm suy giảm khả năng đưa những giá trị nhân bản, giá trị Tin Mừng vào trong đời sống văn hoá và xã hội, kinh tế và chính trị…

Giáo Hội mong muốn người kitô hữu phải là công giáo tốt đồng thời là công dân tốt, điều đó không có nghĩa là Giáo Hội mong muốn người kitô hữu phải theo chế độ nầy, chống chế độ kia, song Giáo Hội muốn xác định người kitô hữu có bổn phận trở nên người công giáo tốt và công dân tốt trong mọi chế độ chính trị, bằng cách sống tình huynh đệ hiệp thông, ý thức tinh thần trách nhiệm liên đới, chung sức với mọi người thành tâm thiện chí là anh em đồng bào, đồng loại của mình, nỗ lực vun đắp một trật tự xã hội mới nhân bản hơn, hướng đến một tương lai chan hoà ánh sáng chân lý và tình thương, công lý và hoà bình cho đất nước cùng gia đình nhân loại hôm nay.

Toà Tổng Giám mục TGP. TPHCM, ngày Quốc Tế Lao Động, 1.5.2011

Gioan B. Phạm Minh Mẫn

Hồng Y, Tổng Giám mục


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

Chuyến thăm mục vụ đầu năm 2011 của ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn


Trưa ngày 01/01/2011, ngày đầu năm mới dương lịch 2011, mừng kính Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa, ĐHY đã có chuyến thăm mục vụ đầu tiên trong năm tại gia đình ông cố cha Tôma Vũ Quang Trung, S.J.

Chuyến thăm mục vụ đầu năm 2011 của ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn

Chuyến thăm mục vụ đầu năm 2011 của ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn

Tại buổi viếng thăm, ĐHY ân cần trò chuyện thăm hỏi, chúc tuổi ông cố và chụp hình lưu niệm cùng gia đình. Được biết, cha Tôma Vũ Quang Trung sắp tới sẽ có chuyến đi tu nghiệp tại Rôma. Cầu chúc chuyến đi sắp tới của cha được mọi sự bình an, thành công tốt đẹp.

Chuyến thăm mục vụ đầu năm 2011 của ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn

Chuyến thăm mục vụ đầu năm 2011 của ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn

Chuyến thăm mục vụ đầu năm 2011 của ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn

Chuyến thăm mục vụ đầu năm 2011 của ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn


(Theo website Phạm Minh Mẫn)