Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Ngày 1/8: Thánh Alphonsô Maria Liguori, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh


Thánh Alphongsô Maria Liguori sinh ngày 27 tháng 9 năm 1696 tại Marinella gần Naples và là con trưởng trong 7 anh em. Ngay từ trong nôi, Ngài là giáo điểm tập hợp ân huệ đáng mơ ước như trí thông minh, danh giá, tài sản, thiên khiếu nghệ thuật và một tấm lòng đại độ. Trong khi đó người mẹ rất đạo hạnh nghĩ rằng: Các ân huệ tốt đẹp nhất sẽ chẳng có giá trị gì nếu không hướng về Chúa. Người lãnh nhiều phải trả nhiều.

Thánh Alphonsô Maria Liguori

Thánh Alphonsô Maria Liguori

Như vậy ân phúc kỳ diệu nhất mà Alphongsô nhận được chính là giáo huấn của người mẹ. Alphongsô học tiếng Hylạp, tiếng Latinh, tiếng Pháp và toán. Ngài say mê âm nhạc và hội họa. Là một con người có chí. Alphongsô gây ảnh hưởng tốt đối với chúng bạn. Bằng sự trong trắng tế nhị và lòng đạo đức của mình. Một người bạn kể lại rằng: có lần thua cuộc chơi và giận dữ đến độ trở nên sỗ sàng. Alphongsô buồn phiền nghỉ chơi và nói: Chúa không muốn tôi được chút tiền đã khiến cho bạn làm phiền lòng Ngài. Thế rồi Alphongsô biến mất vào vườn. Các bạn đổ xô đi tìm Ngài và gặp Ngài đang quỳ cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ đặt trên cành cây. Người bạn xấu xúc động nói: Tôi đã làm phiền một vị thánh.

Alphongsô thành công rất sớm. 17 tuổi Ngài đậu bằng tiến sĩ luật khoa cả về giáo luật lẫn dân luật và đã bắt đầu hành nghề luật sư. Khả năng hùng biện của Ngài hứa hẹn một tương lai sáng lạn. Nhưng tuổi trẻ cũng có cớ dẫn Ngài tới lỗi lầm với hậu quả bi thảm, năm 1723 trong một vụ kiện, Ngài biện hộ với một giọng nói hùng hồn. Lý lẽ vững chắc, làm cho cả tòa án phải ngỡ ngàng tán thưởng. Nhưng khi vừa dứt lời, đối thủ ôn hoà vạch ra một lỗi nhỏ mà Ngài không nhận thấy. Chính lỗi nhỏ đó đã tiêu hủy luận chứng lẫn danh tiếng của Ngài.

Thất bại Alphongsô rất đau buồn và đã đóng cửa phòng hai ngày liền. Ngài suy nghĩ và tự hỏi rằng: Đây không phải là lời mời gọi của Chúa hay sao …? Bỏ nghề, Ngài nói: “Ôi thế gian, ta đã biết ngươi. Hỡi pháp đình, ngươi sẽ không còn gặp ta nữa”

Ngài tìm đường sống và dấn thân cho công cuộc bác ái. Một ngày kia, đang khi thăm viếng các bệnh nhân trong một nhà thương, Ngài nghe hỏi: Ngươi làm gì ở thế gian này ? Nhìn chung quanh Ngài không thấy ai, nhưng Ngài vẫn nghe hỏi một lần nữa. Vào một nguyện đường dâng kính Đức Mẹ từ bi gần đó, Ngài hứa sẽ gia nhập dòng giảng thuyết và làm linh mục. Đặt thanh gươm trên bàn thờ Ngài nói: Lạy Chúa này con đây, xin hãy làm nơi con điều đẹp lòng Chúa. Con là gì và con có chi, con xin hiến dâng để phụng sự Chúa.

Nghe tin này cha Ngài giận dữ, Ngài quyết bỏ nghề, bỏ cả vị hôn thê của Ngài sao ? Ngài đã trả lời rằng: đối với Chúa chẳng có hy sinh nào gọi là quá lớn lao cả. Ngài cương quyết giữ ý định và cha Ngài không thèm nhìn đến Ngài nữa. Năm 1726, Ngài thụ phong linh mục.

Thánh nhân rao giảng khắp vương quốc Naples. Cha Ngài giận dữ quyết không chịu nghe. Ngày kia ông vào một thánh đường, đúng lúc con ông đang thuyết giảng. Thoạt đầu ông giận dữ, nhưng rồi dần dần ông mềm lòng. Ơn Chúa đã đến nhờ lời giảng dạy của con ông. Kết thúc giờ phụng vụ ra về ông nói: Con tôi đã làm cho tôi được biết Chúa.

Suốt đời, thánh Alphongsô không những chỉ nỗ lực trong công việc tri thức mà còn lo tiếp xúc với dân chúng. Ngài chỉ thích việc ngồi tòa hơn là việc nghiên cứu. Ngài mang đặc điểm của một linh mục truyền giáo. Thành quả của Ngài thực hiện được chính là dòng Chúa Cứu Thế, thành lập tại Scala tháng 11 năm 1732. Dầu cho từ đầu, hội dòng đã bị phân rẽ thành hai phe và thánh Alphongsô phải khởi đầu lại, với hai người bạn, nhưng hội dòng cũng khởi sự lớn dần. Dòng được chuẩn nhận ngày 21 tháng 2 năm 1749.

Năm 1548 thánh nhân xuất bản bộ thần học luân lý, được đức Giáo hoàng Bênêdictô XIV phê chuẩn và gặt hái được nhiều thành quả tức thời.

Năm 1762 Đức giáo hoàng Clementô XIV đặt Ngài làm Giám mục cai quản địa phận Agata. Ngài nỗ lực thăng tiến lòng đạo đức trong điạ phận, khởi sự từ viêc canh tân hàng giáo sĩ. Năm 1775 Ngài được đức Giáo hoàng Piô VI cho phép từ nhiệm để về sống trong dòng tại Nocera.

Những năm cuối đời, thánh Alphongsô đã trải qua rất nhiều đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần. Dầu trong “đêm tối của linh hồn” Ngài vẫn không nao núng và luôn kiên trì cầu nguyện. Ngài nói: “Ai cầu nguyện sẽ được cứu thoát, ai không cầu nguyện sẽ tự luận phạt”. Cuối cùng Ngài tìm được bình an và qua đời năm 1787.

Thánh Alphongsô Maria Liguori đã nêu gương cho chúng ta về đời sống hy sinh, hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa. Xin cho mỗi chúng ta cũng biết noi gương Ngài quảng đại dâng hiến cho Chúa tất cả những gì chúng ta có. Để Thiên Chúa thực hiện kế hoạch của Ngài ngang qua cuộc đời của ta.

 

(tổng hợp)


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Suy niệm lời chúa : Vị mục tử tốt lành


Chúa Nhật XVIII Thường niên A

Lời Chúa: Mt 14,13-21

13Nghe tin ấy, Đức Giêsu lánh khỏi nơi đó, đi thuyền đến một chỗ hoang vắng riêng biệt. Nghe biết vậy, đông đảo dân chúng từ các thành đi bộ mà theo Người. 14Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ. 15Chiều đến, các môn đệ lại gần thưa với Người: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn.” 16 Đức Giêsu bảo: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn.” 17Các ông đáp: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá! ” 18Người bảo: “Đem lại đây cho Thầy! ” 19Rồi sau đó, Người truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ. Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho dân chúng. 20Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy. 21Số người ăn có tới năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.

Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn (Mt 14,16)

Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn (Mt 14,16)

Suy niệm:

Khác với những kẻ chăn thuê vô tâm và vô trách nhiệm, Đức Giêsu chính là Mục tử tốt lành. Sự tốt lành của Người được biểu lộ như sau:

Người chạnh lòng xót thương những người bệnh tật đau khổ: Nghe tin Gioan Tẩy Giả bị Hêrôđê bắt giam và bị giết chết trong tù, Đức Giêsu âm thầm lên thuyền lui về nơi hoang địa để tránh khỏi bị theo dõi, cũng như trước đó Người đã từng làm, vì chưa đến giờ của Người (Mt 12,15), và cũng để các môn đệ có thời giờ nghỉ ngơi bồi dưỡng sau những ngày vất vả phục vụ dân chúng (Mc 6,31). Nhưng đám đông đã đoán ra nơi Thầy trò định tới, nên rủ nhau đi dọc biển hồ và tới nơi trước các ngài. Khi thuyền cập bến, Đức Giêsu thấy đám đông đang chờ đón thì Người động lòng xót thương họ và lại tiếp tục chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền của họ.

Người quan tâm đáp ứng nhu cầu tinh thần vật chất của họ: Đây là nơi hoang vắng mà trời đã về chiều, các môn đệ xin thầy cho đám đông giải tán để họ tự lo liệu đồ ăn. Nhưng Đức Giêsu bảo các ông : “Chính anh em hãy lo cho họ ăn”, đang khi các ông chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá. Nhưng Đức Giêsu đã biết rõ việc Người sắp làm. Người hiểu rõ các ông bất lực, nhưng Người cần các ông cộng tác để có thể làm phép lạ là hóa bánh ra nhiều nuôi năm ngàn người được ăn no.

Bẻ ra, trao đi và hóa nhiều : Tin Mừng thuật lại diễn tiến của phép lạ như sau :

“Đem lại đây cho Thầy !” : Người cần đến phần đóng góp nhỏ nhoi của các môn đệ. Người cần các ông trao cho Người tất cả những gì các ông đang có. Người cần tới sự quảng đại, vị tha và cộng tác nhiệt tình của các ông.

Người cầm lấy năm chiếc bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông: Con đường đi của những tấm bánh: từ tay các môn đệ, đến tay Đức Giêsu, dâng cao lên cho Chúa Cha, rồi trở lại tay các môn đệ, và cuối cùng đến tay từng người trong đám đông.

Bẻ ra, trao đi và hóa nhiều : Phép lạ bánh được biến hóa ra nhiều khi đang ở trong tay ai ? Tin Mừng không nói rõ Đức Giêsu đã làm phép lạ từ năm cái bánh trở thành một đống bánh và cá thật to, rồi các môn đệ chỉ việc đến lấy mà phân phát cho dân chúng. Tin Mừng chỉ nói: “Người bẻ bánh ra trao cho các ông”, và sau đó chắc các ông phải bẻ ra mà chia cho đám đông. Và có lẽ mỗi người trong đám đông ấy cũng phải bẻ tấm bánh của mình để chia sẻ cho người bên cạnh. Chẳng mấy chốc ai nấy đều có bánh ăn. Như thế những tấm bánh từ tay Đức Giêsu đã được bẻ ra, trao đi và hóa ra nhiều khi nó được chia sẻ. Đó là điều then chốt mà phép lạ này muốn nói lên.

Phép lạ Hóa bánh ra nhiều không dừng lại ở việc Bẻ Bánh ở nhà thờ, mà còn phải đựơc tiếp tục kéo dài trong cuộc sống: bẻ ra, trao đi và hóa nhiều.

Đừng sợ tấm bánh bị bẻ ra và cho đi sẽ bị hao hụt và không đủ cho mình. Nếu các môn đệ Đức Giêsu cũng nghĩ như vậy và không chịu trao cho Đức Giêsu năm chiếc bánh và hai con cá thì số bánh cá đó vẫn như vậy. Nhưng nhờ biết quảng đại cộng tác với Đức Giêsu, để Người bẻ ra trao cho các ông và các ông phân phát cho dân chúng mà bánh đã hóa ra nhiều.

Ngày nay biết bao người đang cần các thứ bánh vật chất và tinh thần: bánh công lý, bánh tự do, bánh yêu thương, cảm thông và tha thứ. Đừng ngại khi phải hy sinh bỏ ra nhiều. Nếu bạn dám bẻ đôi những gì bạn có thì chắc chắn thế giới này sẽ không còn kẻ nghèo đói, nhưng tất cả sẽ được no nê thứ bánh vật chất và còn được đầy tràn thứ bánh tinh thần.

Cầu nguyện:

Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa muốn chúng con noi gương Chúa biết “chạnh lòng xót thương” những kẻ đói nghèo đầy dẫy chung quanh chúng con. Xin cho chúng con cảm nghiệm được sự đói khát đang giày vò bao người, để vâng theo lời Chúa dạy: “Chính anh em hãy cho họ ăn”.

Nhưng Lạy Chúa, bản thân con và gia đình con cũng đang gặp khó khăn, phải “ăn bữa nay lo bữa mai”, thì làm sao chúng con có thể chia sẻ của cải cho người khác được? Khả năng chúng con quá giới hạn không thấm vào đâu so với nhu cầu của tha nhân. Xin Chúa cho chúng con biết noi gương các môn đệ Chúa xưa: dám trao tất cả những gì chúng con có cho Chúa, để Chúa sẽ trao tất cả những gì Chúa có cho chúng con và cho cả nhân loại.


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn ban Bí tích Thêm sức tại Giáo xứ Bình Đông


Chúa nhật 31-7-2011, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Giáo phận Sàigòn đã về thăm mục vụ giáo xứ Bình Đông và ban bí tích Thêm Sức cho 52 em thiếu nhi và 44 tân tòng.

Đúng 8 giờ 30, cha xứ, Hội đồng Mục vụ, cộng đoàn giáo xứ và các anh chị em lãnh nhận bí tích Thêm Sức hân hoan chào đón Đức Hồng y bằng một nghi thức trang trọng nhất.

pham-minh-man

Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn ban Bí tích Thêm Sức

Thánh lễ trọng thể được cử hành lúc 9 giờ, Hội đồng Mục vụ và các anh chị em lãnh bí tích Thêm Sức rước Đức Hồng y và đoàn đồng tế vào nhà thờ.

Trong phần giảng lễ, Đức Hồng y đã nhấn mạnh về xu hướng đổi mới trong Giáo hội; ngài nói rằng đổi mới theo quan điểm của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI không phải là thay đổi mà là làm phong phú thêm mọi lãnh vực trong đời sống Giáo hội.

GX. BÌNH ĐÔNG: LÃNH NHẬN ƠN CHÚA THÁNH THẦN

GX. BÌNH ĐÔNG: LÃNH NHẬN ƠN CHÚA THÁNH THẦN

Sau lời nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần, Đức Hồng y đã ban bí tích Thêm Sức cho 96 người, trẻ nhất là 11 tuổi, lớn nhất là 60 tuổi. Cộng đoàn giáo xứ đã sốt sắng cầu xin ơn Chúa Thánh Thần tuôn đổ tràn đầy trên giáo xứ, cách riêng trên những người hôm nay lãnh nhận bí tích Thêm Sức, để tất cả mọi người hết lòng trung thành phụng sự Chúa và phục vụ Giáo hội trong mọi hoàn cảnh.

Cuối lễ, ông Chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ Vicentê Trần Văn Khải đã đại diện cộng đoàn giáo xứ dâng lời cảm tạ Đức Hồng y và nguyện chúc ngài luôn được an khang trường thọ. Ông cũng kính báo cáo với ngài về tình hình của giáo xứ, nổi bật là công tác truyền giáo và sinh hoạt đạo đức của các đoàn thể trong giáo xứ vào những năm gần đây.

Trong phần huấn từ, Đức Hồng y bày tỏ sự vui mừng và hài lòng bởi những kết quả mà giáo xứ đã đạt được. Ngài khích lệ cộng đoàn giáo xứ hãy luôn sống tâm tình cầu nguyện, tín thác vào Chúa theo gương Đức Chân Phước Gioan Phaolô II.

Buổi lễ kết thúc lúc 10giờ30 cùng ngày, trong tâm tình cảm mến và tri ân vị chủ chăn giáo phận của cộng đoàn giáo xứ Bình Đông.

PV.


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Suy Niệm Chúa nhật 18 Thường niên A


18th Sunday in Ordinary Time

Reading I: Isaiah 55: 1-3 II: Romans 8: 35,37-39; Mt 14: 13-21

SUY NIỆM CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN – A

Lời Chúa: Is 55, 1-3; Rm 8, 35.37-39; Mt 14, 13-21

——————————

Chúa nhật 18 Thường niên A

Chúa nhật 18 Thường niên A

Gospel

Matthew 14:13-21

13 When Jesus heard of it, he departed thence by ship into a desert place apart: and when the people had heard thereof, they followed him on foot out of the cities. 14 And Jesus went forth, and saw a great multitude, and was moved with compassion toward them, and he healed their sick.

15 And when it was evening, his disciples came to him, saying, This is a desert place, and the time is now past; send the multitude away, that they may go into the villages, and buy themselves victuals. 16 But Jesus said unto them, They need not depart; give ye them to eat. 17 And they say unto him, We have here but five loaves, and two fishes. 18 He said, Bring them hither to me. 19 And he commanded the multitude to sit down on the grass, and took the five loaves, and the two fishes, and looking up to heaven, he blessed, and brake, and gave the loaves to his disciples, and the disciples to the multitude. 20 And they did all eat, and were filled: and they took up of the fragments that remained twelve baskets full. 21 And they that had eaten were about five thousand men, beside women and children.

Phúc Âm

Matthêu 13:24-43

13 Nghe tin ấy, Đức Giê-su lánh khỏi nơi đó, đi thuyền đến một chỗ hoang vắng riêng biệt. Nghe biết vậy, đông đảo dân chúng từ các thành đi bộ mà theo Người.14 Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ.

15 Chiều đến, các môn đệ lại gần thưa với Người: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn.”16 Đức Giê-su bảo: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn.”17 Các ông đáp: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá! “18 Người bảo: “Đem lại đây cho Thầy! “19 Rồi sau đó, Người truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ. Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho dân chúng. 20 Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy. 21 Số người ăn có tới năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.

MỤC LỤC

1. Cộng tác với Chúa

2. Tấm bánh liên đới – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

3. Anh em hãy cho họ ăn

4. Vai trò của Giáo Hội

5. Suy niệm của Charles E. Miller

6. Chia sẻ cho người nghèo đói

7. Chúng ta có đói không?

8. Chia sẻ cơm áo – R. Veritas

—————————————-

1. Cộng tác với Chúa

Đoạn Tin Mừng hôm nay kể lại việc Chúa Giêsu làm phép lạ cho bánh hoá nhiều từ 5 chiếc bánh và 2 con cá. Theo thánh Gioan, thì số thực phẩm ít ỏi này là của một em bé. Em bé này đã trao cho Chúa tất cả và rồi hàng ngàn người đã được ăn uống no nê. Giá như em bé này đã không trao cho Chúa, thì có lẽ đám đông đã không được nuôi ăn giữa nơi hoang vắng khi trời đã về chiều. Từ hành động của em bé, chúng ta đi tới một kết luận, đó là hãy cộng tác với Chúa để xoa dịu nỗi đớn đau của người khác, cũng như để đem lại cho họ niềm vui mừng và hy vọng.

Có một hành khách vừa mới bước lên chiếc xe taxi, anh liền nói với bác tài xế: Bác lái giỏi quá. Bác tài nhìn anh và hỏi: Bộ anh định xỏ xiên tôi hả. Anh trả lời: Không phải vậy đâu, tôi khen bác thực mà. Bác tài mỉm cười, lát sau bác nói: Anh làm vậy với mục đích gì? Anh trả lời: Tôi muốn, đem lại tình yêu, niềm vui mừng và hy vọng cho những người sống quanh tôi. Tôi nghĩ rằng một khi bác cảm thấy vui, bác sẽ niềm nở với những khách hàng của bác. Rồi những người này cũng sẽ niềm nở với những người mà họ gặp. Như vậy, sự niềm nở và tử tế sẽ được trải rộng đến hàng trăm, hàng ngàng người. Lời nói của anh làm chúng ta nghĩ tới một câu danh ngôn: Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn là ngồi đó mà rủa sả bóng đêm.

Trở lại với đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy em bé đã trao cho Chúa tất cả những gì mình có. Và Chúa đã chia sẻ quà tặng ấy cho hàng ngàn người. Như thế, mỗi người chúng ta đều có thể và phải trở thành dụng cụ cho Chúa thực hiện những phép lạ. Mỗi người chúng ta đều có thể và phải trở trở thành phương tiện cứu giúp cho hàng ngàn người.

Có một ngôi sao truyền hình nổi tiếng của Anh quốc đã trở lại Công giáo. Anh cho biết: Sở dĩ có cuộc đổi đời này là do ảnh hưởng của Mẹ Têrêsa Calcutta. Anh nói: Làm sao tôi có thể diễn tả được tôi đã mang ơm Mẹ như thế nào. Mẹ đã chỉ cho tôi thấy một Kitô giáo bằng hành động. Mẹ đã dạy cho tôi biết quyền năng của tình thương. Mẹ đã làm cho tôi xác tín: Một cá nhân giàu lòng khoan dung từ ái có thể khơi dậy cả một ngọn sóng thương yêu, để rồi ngọn sóng này sẽ ùa tràn vào thế giới.

Đó cũng là sứ điệp của đoạn Tin Mừng hôm nay: dù chỉ là một cá nhân, nhưng hành động của chúng ta vẫn có một tầm mức quan trọng và đáng kể, nếu chúng ta biết chia sẻ những gì mình có với Chúa, thì Ngài sẽ làm phần còn lại, là biến cái ít ỏi, nhỏ nhoi ấy trở thành hữu ích, đem lại hoa trái vượt quá điều chúng ta mong ước. Chúng ta hãy dâng cho Chúa mọi khả năng, vật chất cũng như tinh thần để tuỳ Ngài sử dụng. Và rồi Ngài có thể dùng chúng để làm những phép lạ.

Để kết thúc, tôi xin ghi lại nơi đây lời thơ của một thi sĩ: Lạy Chúa, con chỉ là một sợi dây, xin hãy biến con trở thành chiếc đàn. Con chỉ là một giọt nước, xin hãy biến con trở thành một dòng suối. Con chỉ là một tia lửa, xin hãy biến con trở thành một ngọn đuốc bùng cháy.

2. Tấm bánh liên đới – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Bài Tin Mừng hôm nay chứa đựng rất nhiều bài học. Như về Nước Trời, về Dân Thiên Chúa, về bí tích Thánh Thể. Nhưng có lẽ bài học thiết thực nhất cho chúng ta hôm nay là bài học liên đới. Đó cũng chính là bài học Chúa muốn dạy cho các môn đệ của Người.

Liên đới là biết cảm thương. Nhìn thấy đám đông, Chúa Giêsu chạnh lòng thương. Đó là một đám đông nghèo khổ, đói khát, bệnh tật, bơ vơ không người chăn dắt. Đám đông tội nghiệp đi tìm Chúa không phải chỉ để được ăn no, nhưng còn để được chữa lành bệnh, nhất là được an ủi, được dạy dỗ, được chỉ bảo. Khi chạnh lòng thương, Chúa Giêsu dạy ta hãy nhìn những người chung quanh bằng ánh mắt liên đới. Những người này đói vì tôi đã ăn quá nhiều. Những người kia rách vì tôi đã mê mải đuổi theo “mốt”. Những đứa trẻ này hư hỏng vì tôi đã thiếu quan tâm chỉ bảo. Những đứa trẻ kia rơi vào tội phạm vì tôi đã không làm gương tốt cho chúng. Thế giới này chưa tốt một phần có trách nhiệm của tôi. Thế giới này chưa công bằng trong đó phần lỗi của tôi.

Liên đới là nhận lấy trách nhiệm. Các môn đệ đã nhìn thấy đám đông đói khát. Các ngài muốn thoái thác, phủi tay: “nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”. Đó là một giải pháp hợp lý. Lo cho năm ngàn người ăn là ngoài tầm tay của các môn đệ. Đó cũng là giải pháp nhẹ nhàng. Ai lo phần nấy. Thật dễ dàng. Nhưng đó là giải pháp không được Chúa chấp nhận, vì thiếu tình liên đới. Chúa muốn các môn đệ Chúa nhận lấy trách nhiệm: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy lo cho họ ăn”. Họ đói, các con phải lo cho họ ăn. Một trách nhiệm nặng nề vượt quá sức các môn đệ. Nhưng đã cảm thương thì phải có trách nhiệm. Trái tim cảm thương thật sự phải hướng dẫn bàn tay làm việc.

Liên đới là đóng góp phần của mình. Chúa không cần những phép tính vĩ mô. Năm ngàn người thì cần bao nhiêu bánh? Những tính toán lớn lao là không thực tế và làm ta lo sợ. Chúa dạy các môn đệ khởi đi từ thực tế: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá”. Thật là ít ỏi, nghèo nàn. Nhưng Chúa không chê cái ít ỏi nghèo nàn đó: “Đem lại đây cho Thầy”. Có ít hãy đóng góp ít. Nhưng quan trọng là phải bắt đầu, là phải góp phần của mình. Liên đới không đòi ta phải quán xuyến mọi sự, nhưng đòi ta thật sự có trách nhiệm, góp phần của mình vào việc chung.

Liên đới là chia sẻ. Chúa chúc tụng để làm phép bánh và cá như cho ta thấy, những đóng góp dù ít ỏi của ta đã thành thiêng liêng cao quí. Chúa không làm phép lạ tức khắc biến ngay cá và bánh ra một núi lương thực cho người tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực cho mọi người. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ. Các môn đệ trao cho mọi người. Và mọi người trao lại cho nhau. Đó là bài học lớn của phép lạ. Chính khi mọi người trao cho nhau, Chúa làm phép lạ. Bánh và cá cứ tiếp tục sinh sôi bao lâu những bàn tay còn trao nhau. Bánh và cá vẫn tiếp tục nhân lên bao lâu mắt con người vẫn còn nhìn nhau. Những tấm bánh của tình liên đới. Những đàn cá của sự chia sẻ. Chúng nhân lên theo nhịp của trái tim. Khi trái tim chan chứa yêu thương, quan tâm, liên đới, lương thực trở nên phong phú, dư thừa.

Thế mà các môn đệ đã vội lo. Cũng như ta thường lo thế giới này quá chật hẹp không đủ chỗ cho mọi người. Cũng như ta vẫn thường lo lương thực trên thế giới không đủ nuôi mọi người. Hôm nay Chúa dạy ta mỗi người hãy chia sẻ những gì mình có thì thế giới sẽ dư thừa lương thực. Khi trái tim mở ra thế giới sẽ có đủ chỗ cho mọi người.

Lạy Chúa xin mở trái tim con để con biết cảm thương và chia sẻ. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1) Tục ngữ Việt nam có câu: Nhiều no ít đủ. Bạn nghĩ gì về nét văn hoá Việt nam trong câu này. Có gần với bài Tin Mừng hôm nay không?

2) Càng cho đi càng phong phú. Bạn cảm nghiệm điều này bao giờ chưa?

3) Ta có trách nhiệm với những người chung quanh. Những người nghèo chất vấn cách tiêu dùng của ta. Bạn có nghĩ thế không?

3. Anh em hãy cho họ ăn

Khi nghe tin Gioan bị giết, Đức Giêsu rút lui. Ngài rút lui vì chưa đến Giờ của Ngài (Mt 12,15). Nhưng dân chúng đã đến nơi mà thuyền Ngài sắp cập bến. Thấy họ, Ngài chạnh lòng thương và chữa những người bệnh.

Nơi thì hoang vắng, trời đã ngả về chiều, các môn đệ xin Ngài cho đám đông đi mua đồ ăn. Nhưng Đức Giêsu đã làm cho họ chưng hửng khi nói: “Chính anh em hãy cho họ ăn.”

Chỉ với năm chiếc bánh và hai con cá, làm sao họ có thể cho đám đông này ăn được?

Các môn đệ thú nhận giới hạn của mình. Họ chỉ có thế, nên không làm được điều Thầy muốn.

“Hãy đem lại đây cho Thầy.”

Ngài cần đến phần đóng góp nhỏ nhoi của chúng ta, Ngài cần chúng ta trao cho Ngài tất cả những gì mình có,tất cả những gì chính chúng ta đang cần: năm cái bánh và hai con cá.

Chúng ta nên nhìn lại đường đi của những tấm bánh: từ tay các môn đệ đến tay Đức Giêsu, từ tay Đức Giêsu nâng cao dâng lên Cha, rồi trở lại tay các môn đệ, và cuối cùng đến tay của từng người trong đám đông. Chúng ta tự hỏi phép lạ đã xảy ra ở trên tay ai.

Tin Mừng không nói Đức Giêsu đã làm phép lạ để có một đống bánh và cá thật to, rồi các môn đệ cứ đến lấy mà phân phát. Tin Mừng chỉ nói Ngài bẻ bánh trao cho họ, rồi chắc họ phải bẻ ra để chia cho đám đông, và có lẽ những người trong đám đông cũng đã bẻ tấm bánh của mình để chia cho người khác. Chẳng mấy chốc, ai cũng có bánh ăn.

Như thế, những tấm bánh từ tay Đức Giêsu đã được bẻ ra, trao đi và hoá nhiều. Đó là cốt lõi của phép lạ.

Có thể các môn đệ và dân chúng đã góp phần của họ: bẻ ra, trao đi và hoá nhiều.

Đây là phép lạ quan trọng vì có đông người chứng kiến, vì được cả bốn sách Tin Mừng kể lại, và vì Chúa muốn nó được kéo dài đến tận thế: bẻ ra, trao đi và hoá nhiều.

Hôm nay Đức Giêsu cũng mời chúng ta tham dự để biết phép lạ không phải là chuyện viển vông.

Đừng sợ bẻ ra và trao đi sẽ làm hao hụt. Nếu giữ lại, 5 chiếc bánh vẫn chỉ là 5 chiếc bánh.

Hãy nhìn đến biết bao người đang cần bánh: bánh mì, bánh sự thật, bánh tự do, bánh công bằng, bánh yêu thương, cảm thông và tha thứ.

Đừng lo vì bạn không có chi nhiều.

Nếu bạn dám bẻ đôi những gì bạn đang có thì thế giới sẽ được no nê.

Gợi Ý Chia Sẻ

Hiến trao chẳng những không làm mình nghèo đi, mà còn làm mình được thêm giàu có, phong phú, trưởng thành. Bạn có kinh nghiệm trên đây không?

Đứng trước cơn đói của con người hôm nay, bạn có thấy mình bó tay không? Họ đang đói điều gì hơn cả? Bạn có thể làm gì để giúp họ một cách cụ thể?

Cầu Nguyện

Giữa một thế giới chạy theo tiện nghi, hưởng thụ, xin cho con biết bằng lòng với cuộc sống đơn sơ.

Giữa một thế giới còn nhiều người đói nghèo, xin cho con đừng thu tích của cải.

Giữa một thế giới mà sự sống bị chà đạp, xin cho con biết quý trọng phẩm giá từng người.

Giữa một thế giới không tìm thấy hướng sống, xin cho con biết xây lại niềm tin.

Lạy Chúa Giêsu,

xin cho con cảm được cơn đói đang giày vò bao người,

xin cho con nghe được lời mời của Chúa: “Các con hãy cho họ ăn đi.”

Ước gì chúng con dám trao tất cả những gì chúng con có cho Chúa, để Chúa trao tất cả những gì Chúa có cho chúng con và cho cả nhân loại.

4. Vai trò của Giáo Hội

Trước đám đông đang đói mệt, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Các con hãy cho họ ăn đi. Dĩ nhiên Chúa Giêsu có thể bảo đám đông đi tìm kiếm thức ăn trong các làng mạc lân cận, hay dùng quyền năng của mình để cho mỗi người được no đủ. Nhưng Ngài đã không hành động như vậy. Ngài đã giữ dân chúng lại và yêu cầu các môn đệ giúp đỡ.

Từ hình ảnh các môn đệ đi phân phát bánh cho đám đông chúng ta có thể nhận ra vai trò của Giáo hội trong thế giới hôm nay.

Thực vậy, Thiên Chúa đã giữ nhân loại lầm than ở gần mình. Ngài có thể trực tiếp can thiệp cho mỗi người. Nhưng Ngài đã không làm như thế. Trái lại, Ngài đã thiết lập Hội Thánh và nói với mỗi phần tử của Hội Thánh ấy như sau: Hãy tiếp tục ban phát chân lý và sự cứu độ cho nhân loại. Bởi đó, mỗi người chúng ta phải lo tới cái đói của người đời, cũng như phải lo tới việc mang lương thực thiêng liêng đến cho họ.

Chính Đức Thánh Cha Phaolô đệ lục, trong Tông thư đề ngày 15.5.1971 đã cố gắng khơi dậy trách nhiệm và ý thức nơi những người Công giáo trước những cơn khủng hoảng của xã hội. Ngài viết: Trong các xáo trộn và bất ổn của thời buổi hiện nay, Giáo hội có một sứ điệp đặc biệt phải loan báo và một sức mạnh nâng đỡ phải cung cấp cho con người đang gắng sức làm chủ và định hướng tương lai cho mình. Ngày nay sự kiện lớn mà mọi người phải ý thức đó là vấn đề xã hội mang tính chất toàn cầu, một ý thức đổi mới về các đòi buộc của sứ điệp Phúc âm, khiến Giáo hội cảm thấy có bổn phận đặt mình phục vụ con người để giúp con người thấu hiểu mọi kích thước của vấn đề trọng đại này.

Những lời trên của Đức Thánh Cha gợi lên trong chúng ta ít nhất hai câu hỏi:

Câu hỏi thứ nhất, đó là chúng ta có ý thức được rằng ngày nay sống công bằng cũng chính là một hình thức sống bác ái và yêu thương hay không?

Câu hỏi thứ hai, đó là chúng ta có ý thức được rằng hành động hữu ích cần diễn tiến trong tình liên đới, nghĩa là trong sự hiệp nhất các Kitô hữu, chứ không phải trong sự phản kháng lẫn nhau hay không?

Ngoài ra trong lãnh vực xã hội, Giáo hội muốn chu toàn bổn phận của mình đó là soi sáng các tâm hồn, giúp họ khám phá chân lý và con đường phải theo giữa biết bao nhiêu học thuyết đang lôi cuốn con người thời nay.

Bởi đó, Giáo hội đã gửi đi những vị tông đồ, những nhà truyền giáo. Nếu nhiệm vụ của hàng giáo phẩm là giáo huấn và cắt nghĩa các nguyên tắc luân lý phải tuân giữ trong lãnh vực trần thế, thì vai trò của giáo dân là dùng những sáng kiến của mình để làm cho tinh thần Kitô giáo thấm nhập vào não trạng và phong hóa, luật pháp và cơ cấu của cộng đồng họ đang sống.

Bởi đó chúng ta thử kiểm điểm lại xem: Chúng ta đã làm được những gì để thực hiện mục đích ấy? Chúng ta đã thực sự phân phát lương thực cho những người đang đói. khát hay chưa? Không phải chỉ đói của ăn vật chất, nhưng còn đói của ăn tinh thần, đói tình thương, đói văn hóa, đói giáo dục và nhiều thứ đói khác nữa đang chồng chất trong cuộc sống của họ.

5. Suy niệm của Charles E. Miller

THÁNH LỄ LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA THỰC HIỆN NHƯ LÀ NHỮNG NGƯỜI CÔNG GIÁO (Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’)

Một tường thuật viên bóng rổ khi thấy đội bóng của mình ở lượt thứ chín đã đánh hụt để thua trong khi họ đã có nhiều cơ hội dẫn trước. Anh ta nhìn và nói: “Mời bác”, tiếp đó anh nói thêm một câu buồn cười: “Lại quá đã rồi”. Thật sự lối diễn tả trên không có nghĩa là anh ta xem thấy điều gì xảy ra nữa nhưng đúng hơn những lời đó ám chỉ đến minh họa, một sự không đáng có mà trước đây người ta đã có kinh nghiệm từ trước rồi và kinh nghiệm đó mới thật sự.

Một người công giáo nghe bài Phúc âm hôm nay về việc hóa bánh ta nhiều nuôi năm ngàn người phải bị cám dỗ để thốt lên: “Quá đã” để bộc lộ tâm tình của mình. Chúng ta cử hành hy tế Thánh Thể vào mỗi Chúa nhật. Trong bài Phúc Âm hôm nay chúng ta thấy những hành động, chúng ta nghe Lời Chúa là thành phần của thánh lễ. Khi thánh Mathêu viết Phúc âm của ngài, các cộng đoàn Kitô hữu đã thực hành việc cử hành hy tế Thánh Thể vào mỗi Chúa nhật, giống như chúng ta làm hôm nay vậy. Ngài trông đợi kể lại cho những thính giả của ngài những gì Chúa Giêsu đã làm ở một nơi hoang mạc, những gì mà họ đang thực hiện trong các cuộc hội họp của họ.

Thánh Mathêu viết: “Chúa Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, và các môn đệ trao chúng lại cho dân chúng”. Có gì giống với điều linh mục nói và làm tại thánh lễ, khi trao Thánh Thể cho các thừa tác viên phân phát Bánh Thánh cho dân chúng?

Dĩ nhiên những gì Chúa Giêsu đã làm nơi hoang mạc thì không phải là Thánh Thể, vì khi đó Người chưa thiết lập bí tích Thánh Thể cho đến đêm trước ngày chịu nạn. Những gì Chúa Giêsu đã làm tại bữa Ăn Tối sau hết với các môn đệ tụ họp chung quanh Người thì cao cả hơn nhiều so những gì Người đã làm để nuôi năm ngàn người ăn no. Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng có phúc hơn những người đã được đặc ân bởi đã chứng kiến phép lạ kỳ diệu ấy. Thánh Thể là một tặng ân quý giá ban cho chúng ta là những người công giáo. Giá trị của tặng ân ấy không thể đo lường được. Không bao giờ chúng ta xứng đáng để lãnh nhận tặng ân được ban cho cách nhưng không. Chúng ta có thể tránh sai lầm và thật sự lớn lên trong môi trường thích hợp, bằng cách cho phép những khía cạnh của cuộc sống nhắc nhở chúng ta về bí tích Thánh Thể như bài Phúc âm hôm nay đã làm.

Khi chúng ta cảm thấy đói và khát, chúng ta sẽ không chỉ nghĩ đến bữa ăn kế tiếp mà cả lần rước lễ kế tiếp nữa. Khi chúng ta vui hưởng một bữa tối với gia đình hoặc với bạn bè chúng ta sẽ cho phép những ngày lễ hội hướng tâm trí chúng ta đến việc cử hành hy tế Thánh Thể. Khi chúng ta mua một miếng bánh hay một chai rượu vang, chúng ta sẽ nhớ đến Chúa Giêsu đã lấy những yếu tố bánh và rượu thế nào để biến đổi chúng ta thành Thịt và Máu Người trong thánh lễ. Khi chúng ta đọc thấy những món ăn thường ngày, chúng ta sẽ nhận ra rằng Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta một của ăn nuôi dưỡng hoàn hảo cho đời sống thiêng liêng chúng ta trong bí tích Thánh Thể.

Thánh Thể giá trị như thế đối với chúng ta vì đó là của ăn vô giá. Nói cách khác, giá trị của Thánh Thể chúng ta không thể đo lường được. Tiếp đây, chúng ta sẽ nghe lời mời gọi của tiên tri Isaia: “Các bạn là những người không tiền, hãy đến, hãy lấy bánh mà ăn”. Đây là một lời mời gọi dân chúng ta đang từ cuộc lưu đày trở về để dự phần vào tình yêu Thiên Chúa. Thông thường trong Cựu Ước hay dùng hình ảnh ăn hay uống với nhau, như là một dấu hiệu Giao ước của Thiên Chúa, giao ước tình yêu của Người.

Chúng ta vui hưởng bí tích Thánh Thể cao cả này, là thân mình Chúa Giêsu ban cho chúng ta và Máu Người là giao ước mới và vĩnh cửu. Chúa Giêsu là thực phẩm và là thức uống thiêng liêng của chúng ta. Thánh Thể không phải là “mời bác, quá đã”. Mà đó là một thực tại cao cả của đức tin nơi người công giáo chúng ta.

6. Chia sẻ cho người nghèo đói (Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Trại Trung tâm tiếp nhận người sắp chết ở Calcutta, Ấn Độ, một người nằm dài trên giường, xem ra không thể cử động được cánh tay. Người ta hỏi ông:

- Ông muốn ăn không? Vâng, muốn.

- Tên ông là gì? -Dinenraj (Đinh Văn Rao)

- Ông bao nhiêu tuổi? -Tôi chẳng biết.

- Tên ở đây bao lâu rồi?- Bốn hôm.

- Ông từ đâu đến? – Tôi ở ngoài đường phố.

- Ông mắc bệnh gì? – Bao tử tôi hoàn toàn thất bại, vì hoàn toàn trống không.

Người ta đem đến cho ông phần ăn của ngày lễ kỷ niệm 25 năm thành lập trung tâm, gồm có: cơm gà giò hầm với càri, khoai tây, sữa đặc, chuối và cam. Ông ăn một cách thèm khát và nhai rất kỹ từng muỗng đồ ăn.Ông mở miệng to để người ta cho ông ăn từng muỗng một. Khi ăn hết dĩa phần ăn, ông nằm duỗi tay chân như một đứa bé chuẩn bị ngủ.

Kể từ ngày được thiết lập (22/8/1952) trong 25 năm trung tâm đã tiếp nhận 36.000 người, trong đó 16.000 người “đã chết trong tay Chúa”. Trung tâm của những người hấp hối này điển bình cho nhiều ngôi nhà tương tự được các nữ tu Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa thành Calcutta điều khiển trên khắp thế giới. Các soeurs từng nghiêng mình với lòng kính trọng và yêu thương trên những thân xác gầy gò của những người đàn ông và đàn bà được lượm nhặt ngoài đường phố đưa về. Các soeurs từng mang lại cho những con người bị bỏ rơi này một ý thức nào đó về nhân phẩm, đồng thời truyền đạt cho họ về một thế giới bên kia khả dĩ lau sạch mọi nước mắt, xoa dịu mọi cơn đói, chữa lành những tâm hồn mang nặng nhiều thương tích. Lễ Ngân khánh của Trung tâm này tại Calcutta được tổ chức vào ngày lễ Các Thánh(1/11), là để nhắc nhớ con người về giá trị đời mình là biết qui về Thiên Chúa Tình Yêu.

Mẹ Têrêsa đã mời các bà đích thân đến, mang theo đồ ăn họ đã dọn sẵn ở nhà và tự tay phân phát cho các bệnh nhân nghèo. Mẹ có tài thu hút người thuộc đới trung lưu và thượng lưu không phân biệt tôn giáo tới tham gia công việc mà các nữ tu Thừa Sai Bác Ái vẫn làm hằng ngày là nghiêng mình săn sóc những con người bị xã hội bỏ rơi một cách đáng thương.

Anh chị em thân mến,

Phải chăng việc Mẹ Têrêsa thành Calcutta làm trên đây là việc áp dụng Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay một cách sống động? Nhưng thử hỏi còn biết bao cách áp dụng khác nữa mà bài Tin Mừng này có thể gợi lên cho chúng ta? Các môn đệ xin Chúa giải tán đám đông dân chúng để họ đi mua thức ăn. Nhưng Chúa lại bảo các ông: “Chính anh em phải cho họ ăn”. Rồi Chúa đã cho 5000 người ăn với 5 cái bánh và 2 con cá, còn dư lại 12 thúng bánh vụn. Ngoài con số 5000 người đàn ông, thánh Matthêu con thêm “không kể đàn bà và trẻ em”. Vậy tổng số có thể lên tới hàng chục ngàn người. Như vậy Chúa Giêsu, với phép lạ hóa bánh ra nhiều, đã nuôi một đám đông rất lớn đi theo Chúa Giêsu vào nơi hoang địa. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào Ngài để có của ăn nuôi sống mình.

Ngày nay đám đông dân chúng đã phát triển nhanh tới hàng triệu người. Họ không chỉ cảm thấy đói, mà họ chết đói: 100 ngàn người mỗi ngày và 450 triệu người tối đến đi ngủ bụng đói (theo một bản thống kê quốc tế). Ngay ở đất nước chúng ta đây, còn biết bao người thiếu ăn, thiếu mặc, trẻ em thiếu dinh dưỡng. Với chiến dịch “xóa đói giảm nghèo”, nhiều người đã ủng hộ nuôi dưỡng những người đói khổ cùng cực. Nhưng vấn đề quá lớn đối với con người, chắc chắn chúng ta phải làm hết sức, hết khả năng con người. Nhưng chúng ta cần sự trợ giúp của Chúa mới làm được. Nếu để cho các môn đệ, các ông chỉ biết giải tán để dân chúng đi về bụng đói và có khi phải chết đói dọc đường. Nhưng với sự đóng góp của con người, Chúa đã làm nên phép lạ. Nếu cậu bé không trao cho Chúa khẩu phần bánh và cá của cậu đem theo, thì đám đông dân chúng sẽ về bụng đói. Nhưng với 5 cái bánh và 2 con cá của cậu bé, Chúa Giêsu đã nuôi được hàng ngàn người ăn no vả còn dư thừa.

Thưa anh chị em,

Chúa Giêsu không đi quyên góp bánh để phát cho người nghèo. Ngài cũng không khiến bánh tự nhiên từ trời xuống cho họ ăn, nhưng Ngài đã chia sẻ mấy cái bánh mà môn đệ có sẵn trong tay cho tất cả mọi người. Đó là một thách đố: dám nuôi bằng ấy ngàn người với năm chiếc bánh của người nghèo. Năm cái bánh đã được nhân lên bằng tình thương của Chúa Giêsu cộng với niềm tin và lòng vâng phục của các môn đệ. Bài học mọi người. Đó là một thách đố: dám nuôi bằng ấy ngàn người với năm chiếc bánh của người nghèo. Năm cái bánh đã được nhân lên bằng tình thương của Chúa Giêsu cộng với niềm tin và lòng vâng phục của các môn đệ. Bài học của phép lạ hóa bánh ra nhiều là ở chỗ đó: Chúa dạy chúng ta là hãy vâng lời Ngài mà thực hiện điều răn yêu thương. Yêu thương là chia sẻ. Khi chúng ta chia sẻ chính là làm cho tình yêu được nhân lên. Tấm bánh đáng lẽ chỉ nuôi được một vài người, đã có thể nuôi cả ngàn người. Tình yêu có thể làm được chuyện mà đống tiền, đống của không làm được. Người ta thường nghĩ phải có nhiều, có dư thì mới cho. Tình yêu không đợi phải có đủ, có dư mới cho, nhưng còn sẵn sàng cho cả cái chính mình đang thiếu, và thậm chí, cả khi không có gì, vẫn có thể cho, đó là chính mình: công sức, tài năng, thời giờ… bởi vì tình yêu cao cả nhất, trọn vẹn nhất, là dâng hiến chính mình cho người mình yêu (Ga 15,13) và đó là tình yêu của Chúa Giêsu. Chính tình yêu này mới khiến Ngài chạnh lòng thương trước cảnh đói khổ, bệnh tật của dân nghèo và ra tay cứu giúp.

Điều nguy hiểm nhất cho con người là không còn biết chạnh lòng thương xót trước những nỗi khổ đau của người khác. Lòng nhân ái không chỉ làm cho chúng ta “thành người”mà còn là dấu chỉ của người môn đệ Chúa.

Ông Malcolm Muggeridge, một nhân vật nổi tiếng trên đài TV Anh Quốc, đã trở lại đạo Công giáo, điều mà trước đây ông đã thề sẽ không bao giờ làm. Ông nói, ông đã bị cảm kích bởi những việc Mẹ Têrêsa Calcutta đã làm: “Không thể diễn tả bằng lời, tôi đã mắc nợ Mẹ Têrêsa thế nào. Mẹ đã tỏ cho tôi thấy Kitô giáo trong hành động. Mẹ đã tỏ cho tôi thấy sức mạnh của tình yêu có thể làm nổi dậy một ngọn thủy triều tình yêu lan tràn khắp thế giới…”

Trình thuật Chúa hóa bánh ra nhiều được lặp lại trong Tiệc Thánh Thể: “Chúa Giêsu cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời, tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ”. Chúa vẫn tái diễn phép lạ ấy hằng ngày để nuôi dưỡng chúng ta và cả thế giới. Tại sao từ bàn Tiệc Thánh này chúng ta lại không biết chia sẻ với người nghèo đói? Thế giới hôm nay còn có những kẻ đói, còn có những dân tộc đói, vì có những cái bánh được giữ riêng cho cá nhân và không hề được bẻ ra chia sẻ. Hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta, khi đã lãnh nhận Bánh của chúa thì cũng biết cạnh lòng thương và chia sẻ cơm bánh cho người nghèo đói, để Chúa có thể nuôi sống tất cả anh chị em chúng ta trên thế giới.

7. Chúng ta có đói không?

Chúa Giêsu biết những cái đói của con người, Ngài nhìn đám đông với cặp mắt tinh tế của tình yêu khiến bừng dậy nơi Ngài lòng trắc ẩn của Thiên Chúa: Tôi sẽ cho anh em bánh ăn, và còn hơn thế nữa chính tôi là bánh mà anh em đang hết sức đói khát. Một cách kín đáo, tác giả Tin Mừng làm ta nghĩ đến Thánh Thể: “Ngài cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ”. Đó là đề tài chúng ta sẽ suy niệm: phải chăng chúng ta sẽ chịu lễ vì cơn đói mà chỉ một mình Chúa Giêsu mới có thể làm dịu đi được?

Có lẽ chúng ta đã được đào tạo để nghĩ một cách khác: “Bỏ lễ là phạm một tội trọng”. Khi người ta không còn sợ cái tội này nữa, người ta sẽ hết đi lễ. Tôi ít thấy các bạn trẻ đi lễ chỉ vì bị bắt buộc. Họ sẽ đi lễ nếu người ta khơi dậu được nơi họ sự đói khát.

Khi luật buộc đi lễ ngày ngày Chúa nhật liên kết với cái đói Thánh Thể, luật buộc đó sẽ là điều tốt, nó tăng thêm cái đói, nó bổ túc cho cái chán ăn tạm thời. Nhưng luật buộc cũng có thể che đậy sự thiếu vắng cái đói, khi ấy người ta chỉ còn giữ luật vì thói quen, vì câu nệ vào luật. Bây giờ nếu không ai đi lễ nữa, ta sẽ phải nhắc lại luật buộc hay khơi dậy cái đói?

Phép lạ hoá bánh ra nhiều và vấn đề có nhiều người bỏ đi lễ đặt chúng ta trước cái đói của người khác. Còn chúng ta thì sao? Tại sao chúng ta đi lễ mỗi Chúa nhật, và có khi mỗi ngày? Nếu chúng ta đi lễ mà không cảm thấy đói khát muốn ca ngợi Chúa, muốn kết hợp với hiến tế của Chúa Kitô và muốn sống bác ái yêu thương như Ngài, chúng ta sẽ chỉ làm một việc không có giá trị đích thực và sẽ chẳng đón nhận được Chúa Kitô.

Để được Chúa nuôi dưỡng, chúng ta cần phải có một đức tin rất tỉnh táo, vì thế mà chúng ta được chuẩn bị bằng việc sám hối và bằng những lời tuyên xưng đức tin. Người tín hữu phải sống với hai thực tại. Trước hết là thực tại của cuộc đời: làm việc, nghỉ ngơi, những lo toan, những yêu thương và những nỗi khổ. Và thực tại của Thiên Chúa. Đó không phải là hai thực tại đặt bên cạnh nhau hay đối nghịch nhau như ta có thể nghĩ. Không có Thiên Chúa, thực tại của cuộc đời sẽ nghèo nàn, bị đóng kín và nặng nề. Được xâm nhập bởi thực tại của Thiên Chuá, cuộc sống chúng ta sẽ triển nở không có giới hạn và được biến đổi.

Những điều đó chúng ta đã biết cả, nhưng chúng ta lại quên đi mau chóng và Bánh sự sống chẳng nuôi dưỡng chúng ta được bao nhiêu. Nếu lúc này chúng ta không cảm thấy muốn ăn, chúng ta hãy khơi dậy niềm tin, chúng ta sẽ lại cảm thấy đói khát thực tại của Thiên Chúa và chúng ta sẽ biết tại sao mình đi lễ. Luôn luôn cái thực tại làm chúng ta thấy đói. Nhưng thực tại của cuộc sống đang có đấy, rất cụ thể, nó gợi lên cả ngàn cái đói, trong khi đó thực tại của Thiên Chúa, thường xuyên phải cần đến đức tin mới nhận ra được. Chỉ mình đức tin mới có thể nói cho chúng ta hay Thiên Chúa hiện thực hơn mọi sự tới độ nào, và khi đức tin nói cho chúng ta biết điều đó, chúng ta sẽ cảm thấy hết sức đói.

8. Chia sẻ cơm áo – R. Veritas (Trích trong ‘Sống Tin Mừng’)

Chúng ta không cần câu truyện nào khác để dẫn vào đoạn Tin Mừng hôm nay. Các Tông đồ của Chúa lo sợ trước một thách thức không thể vượt qua được trên bình diện con người, đó là 5.000 người đàn ông không kể đàn bà con trẻ đang gặp cảnh đói không có gì ăn, và vào lúc trời sắp tối, có nghĩa là mọi sinh hoạt buôn bán giữa người với người dường như bị đóng lại. Các ông lo sợ và nói theo khuynh hướng tự nhiên là phủi tay chạy trốn trước thách thức khóa khăn ấy, từ đó đổ trách nhiệm cho kẻ khác, và cuối cùng cũng muốn Chúa Giêsu làm như vậy: “Xin Thầy hãy cho họ về, hoặc cho họ vào làng để mua gì ăn, vì trời đã tối và họ có thể kiếm được gì lót dạ qua cơn đói chăng?”.

Thế giới ngày nay có rất nhiều tiến bộ, với những phát minh khoa học kỹ thuật tân tiến, nhưng theo thống kê của cơ quan lương thực Liên Hiệp Quốc cho biết, mỗi ngày có khoảng 400.000.000 người phải đi ngũ với bụng đói không có gì để ăn, và 15.000 người phải chết đói hằng ngày. Điều này không phải vì thế giới thiếu tài nguyên, thiếu lương thực, nhưng vì tài nguyên của quốc gia bị mánh mung, ăn cắp một cách khéo léo bởi một số người không còn lương tâm.

Chúng ta không cần dẫn chứng đâu xa, hãy nhìn vào môi trường trong cuộc sống của chúng ta. Nơi cộng đoàn chúng ta sinh sống, thử hỏi có bao nhiêu người đang đói khổ? Bao nhiêu người trẻ thiếu phương tiện đến trường học? Bao nhiêu người bị bóc lột sức lực và làm việc với đồng lương bất công? Tại Phi Luật Tân 70% dân chúng sinh sống dưới mức phân biệt nghèo túng. Chúng ta đang đứng trước những thách thức bao la và có lẽ cũng muốn bỏ chạy trốn, hoặc đổ trách nhiệm sang cho kẻ khác với những lý do an ủi mình như, nhiều người đói khổ quá làm sao tôi có thể lo cho họ được, sức tôi có hạn làm sao tôi có thể chia sẻ với từng ấy người đang cần đến lương thực để sinh sống.

Thật lạ lùng, một cộng đoàn đông đến 5.000 người đàn ông, không kể đàn bà con trẻ mà không còn chút lương thực, không còn chúng gì để ăn tối, hay là mỗi người đã đem giấu phần thức ăn của mình? Hay có thể vì sợ không đủ cho kẻ khác? Nếu không có năm cái bánh và hai con cá của một em nhỏ nào đó thì làm sao Chúa Giêsu có thể nhân thêm để nuôi sống hàng mấy ngàn người như vậy. Em bé này đáng được khen ngợi, vì tâm hồn rộng lượng của em, một tâm hồn đơn sơ không nghĩ ngợi, dám dâng cho Chúa phần đóng góp nhỏ nhoi của em.

“Chúng con hãy cho họ ăn”. Đó là mệnh lệnh mà Chúa truyền lại cho các Tông đồ xưa và cũng là mệnh lệnh của Chúa cho mỗi người Kitô hữu hôm nay. Chúng con hãy cho họ ăn, chúng con có trách nhiệm không thể chạy trốn được, chúng con không thể phủi tay đổ trách nhiệm cho kẻ khác. Hãy biêt sống chia sẻ, đóng góp những gì mình có thể làm để mưu cầu hạnh phúc cho đồng loại. Mỗi người hãy thắp lên một que diêm để làm cho căn phòng đầy ánh sáng, nhất là khi cùng thắp que diêm đó với Chúa và nhờ Chúa, cộng tác với Chúa để gìn giữ que diêm đó khỏi gió thổi tắt.

Thánh Matthêu mô tả hành động phép lạ của Chúa Giêsu giống như hành động Chúa cử hành bí tích Thánh Thể với các Tông đồ trong bữa tiệc ly: “Chúa cầm lấy bánh, tạ ơn và trao cho các môn đệ để các ngài đem đi phân phát”. Bí tích Thánh Thể được gọi là “Bữa tiệc chia sẻ tình yêu, Agapae: Bữa tiệc bẻ bánh”. Trong thời Giáo Hội sơ khai, bí tích Thánh Thể là phương tiện hữu hiệu nhất để giúp cho các đồ đệ có được sức sống của Ngài, có được tình yêu và sức mạnh của Chúa.

Đừng chạy trốn trước sự mời gọi chia sẻ của anh em. Chúng ta hãy xét lại xem mình đã cử hành Bí Tích Thánh Thể như thế nào? Bí Tích Thánh Thể có tác dụng thế nào trong đời sống chúng ta? Bí Tích Thánh Thể được chúng ta cử hành, chia sẻ trong nhà thờ và chúng ta có kéo dài nó trong cuộc sống bên ngoài nhà thờ hay không?

Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta được trở nên giống Chúa một ngày một hơn nhờ việc lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể, cũng như qua việc chia sẻ sự sống của Chúa, xin Chúa giúp mỗi người chúng ta được lớn lên, được trưởng thành trong đức bác ái, sẵn sàng đóng góp phần nhỏ của mình để phục vụ anh em, xin Chúa giúp chúng ta trưởng thành trong Đức tin mà chúng ta chia sẻ qua kinh Tin kính.


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Giáo phận Lạng Sơn: Ngày thi Giáo Lý – Kinh Thánh mùa Hè Giáo phận


Vào hồi 10:00 sáng 27 tháng 7 năm 2011, tại Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng sơn – Cao bằng đã long trọng chủ sự Thánh lễ đồng tế trọng thể nhân ngày thi Giáo lý – Kinh Thánh mùa Hè năm 2011 của toàn Giáo phận.

Tất cả các linh mục triều và dòng đang phục vụ tại Giáo phận, trừ cha Anton Nguyễn Anh Tuấn của Hà Giang vắng mặt, đã đồng tế trong Thánh lễ với Đức cha Giuse.

lang-son

Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn,

Trên 200 em thiếu nhi, cùng với quý nam nữ tu sỹ, quý thầy, quý chủng sinh và cộng đồng Dân Chúa trong giáo phận đã tham dự Thánh lễ cách sốt sắng, làm nên một bầu khí Phụng vụ thật trang trọng, ấm cúng, diễn tả hình ảnh Giáo phận thật sinh động.

Trong hai ngày hôm qua và hôm nay, tất cả các em thiếu nhi đã tham dự kỳ thi Giáo lý – Kinh Thánh của Giáo phận. Thánh lễ hôm nay, vừa mang tâm tình tạ ơn, vừa cầu nguyện đặc biệt cho công việc truyền giáo và tái rao giảng Tin Mừng của Giáo phận.

Đức cha Giuse đã nhấn mạnh ý nghĩa của Thánh lễ hôm nay như sau: Thật vui mừng khi Cha và các con gặp nhau trong ngày hội thi Giáo lý hè 2011; với chủ đề “lên đỉnh Sion-Hát cùng Giêsu” theo tinh thần và truyền thống vượt thắng những khó khăn để lên đỉnh Sion với Chúa Giêsu qua Giáo hội. Từ ngày hôm qua, sự gặp gỡ, chia sẻ, sinh hoạt đã đem lại cho chúng ta những lắng đọng thật thân thương, và hơn nữa sự gặp gỡ còn giúp chúng ta khám phá những suy tư cuộc hành trình đức tin và cuộc đời với khả năng và nghị lực của người trẻ và thiếu nhi nơi Giáo phận truyền giáo Lạng sơn – Cao Bằng.

Gp. Lạng Sơn

Gp. Lạng Sơn

Ngày 26 tháng 7 hàng năm, với Giáo hội Công giáo Việt-nam – là ngày mừng lễ Chân Phước Anrê Phú Yên, thày giảng – vị tử đạo đầu tiên của Giáo hội Việt-nam. Là vị Chân phước tử đạo được đặt là Bổn mạng của Giáo lý viên; trong Thánh lễ của ngày thi Giáo lý Kinh Thánh hôm nay, chúng ta cùng nhau suy tư một chút về cuộc đời của vị Chân phước để học hỏi và nguyện cầu, và cũng là dịp để suy biết gương mẫu đời sống thánh thiện cũng như chứng tá Tin Mừng của ngài.

Kết thúc bài chia sẻ trong Thánh lễ, Đức cha Giuse mời gọi mọi người, cách riêng các em thiếu nhi: Hãy mang sứ điệp của Ơn thánh Chúa, của Cộng đoàn Giáo Hội và niềm vui nơi đây, với đức tin và khả năng riêng của mình các con hãy trở về để xây dựng cộng đoàn giáo xứ và đặc biệt nơi gia đình riêng, và nơi môi trường sống của các con trong hành trình đức tin, đức ái và là nhân chứng của Tin Mừng.

Sau lời nguyện hiệp lễ là phần trao giải thưởng cho các đội và cá nhân đạt giải trong kỳ thi Giáo lý – Kinh Thánh mùa hè năm 2011. Đức cha Giuse, Cha Tổng đại diện và quý Cha trịnh trọng trao những phần thưởng, bằng khen cho đại diện 13 giáo xứ, giáo họ có đội tham dự ngày thi, và trao các giải cá nhân cho các thí sinh đạt kết quả cao nhất. Chung cuộc, giải nhất cá nhân thuộc về đại diện của Giáo xứ Mỹ Sơn, giải nhất đồng đội thuộc về Giáo xứ Cao Bình. Cuộc thi đã đánh dấu sự đổi mới về phương thức tổ chức, cách thức thi và các hoạt động phong phú, lôi cuốn hơn đã tạo cho các em thiếu nhi và mọi người tâm lý thoải mái, tự tin và háo hứng sôi nổi khi tham dự.

Gp. Lạng Sơn

Gp. Lạng Sơn

Một em thiếu nhi thuộc giáo xứ Chính Tòa, đại diện cho gần 200 em thiếu nhi từ khắp các giáo xứ trong Giáo phận về tham dự ngày thi Giáo lý – Kinh thánh năm nay đã nói lên tâm tình tri ân Đức cha Giuse, cảm ơn Cha Tổng đại diện, quý Cha, quý tu sỹ, quý thầy, quý phụ huynh, giáo lý viên và tất cả mọi người đã dành cho thiếu nhi của Giáo phận sự quan tâm, dạy dỗ, hướng dẫn đầy tâm huyết, tổ chức ngày thi với những điều kiện tốt nhất cho các em.

Trong huấn từ ngắn sau Thánh lễ, Đức cha Giuse bày tỏ sự vui mừng và hài lòng khi đông đảo thiếu nhi và mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận quy tụ về ngôi Nhà Chung của Giáo phận để tham dự một hoạt động thường niên đầy ý nghĩa là ngày thi Giáo lý – Kinh Thánh của Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Đây là hoạt động quan trọng trong đời sống của Giáo phận, nói lên tầm quan trọng của việc trau dồi, học hỏi và sống Giáo lý, Lời Chúa trong hành trình đức tin của người tín hữu Công giáo, nhất là trong bối cảnh giáo phận miền truyền giáo. Ngài cảm ơn cha Tổng đại diện, cũng là trưởng ban Giáo lý Giáo phận, quý Cha, quý tu sỹ, quý thầy và tất cả mọi người đã nhiệt tình cộng tác, đóng góp công sức và tâm huyết để làm nên những ngày thi, nhưng cũng là những ngày gặp gỡ, tụ hội và chia sẻ đầy ý nghĩa này.

Đức cha Giuse mời gọi mọi người hãy trở nên những ngọn đèn đức tin cháy sáng, soi sáng cho hành trình cuộc đời mình và làm lan tỏa Tin Mừng Tình yêu của Thiên Chúa giữa lòng đời, ngay trong cuộc sống với những công việc thường nhật.

Thánh lễ kết thúc với nghi thức sai đi, được cử hành cách long trọng. 13 bạn thiếu nhi đại diện cho 13 xứ họ tham dự kỳ thi Giáo lý – Kinh Thánh tiến lên cung thánh để nhận ánh sáng Phục sinh và sách Tin Mừng từ tay Đức cha trao, để như lời mời gọi sai đi sống niềm tin và trở nên chứng nhân cho Tin Mừng Đức Kitô giữa lòng đời hôm nay.


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Hội thảo Giáo lý: Từ Đại Hội Dân Chúa đến Công nghị Giáo phận 2011


Sáng thứ Bảy ngày 23/7/2011, tại Hội trường Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn thuộc Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (TGP), Ban Mục vụ Giáo Lý TGP tổ chức hội thảo Giáo lý với chủ đề: Từ Đại Hội Dân Chúa 2010 đến Công nghị Giáo phận 11/2011.

Buổi hội thảo do cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền – Trưởng Ban Mục vụ Giáo lý TGP chủ trì. Đến tham dự hội thảo có Đức ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả – chuyên viên về Kinh Thánh và Phụng vụ, quý linh mục, tu sĩ, đại diện giáo lý viên (GLV) các giáo xứ phụ trách giảng dạy giáo lý: Phổ thông, dự tòng, hôn nhân & gia đình và hoàn cảnh đặc biệt. Tổng số tham dự viên khoảng 250 người.

Sau phần khởi động, linh mục Phêrô khai mạc hội thảo, ngài nói: “Đây là cuộc họp các đại biểu của các giáo xứ, nên buổi hội thảo hôm nay rất quan trọng đối với Ban Mục vụ Giáo lý”.

Chương trình gồm các phần sau:

Phần 1: Tham luận của GLV tại Đại Hội Dân Chúa 2010 (ĐHDC)

Khởi đầu, cha Phêrô đã giới thiệu anh Phanxicô Xaviê Nguyễn Kim Trang, GLV giáo lý dự tòng & hôn nhân, thuộc giáo xứ Hoàng Mai, hạt Xóm Mới và chị Maria Gôretti Trần Diệu Hiền, GLV giáo lý phổ thông, thuộc giáo xứ Lam Sơn, hạt Xóm Mới, là hai trong bốn Đại biểu GLV TGP đã tham dự và trình bày tham luận tại ĐHDC.

Hôm nay, chị Diệu Hiền đã nhắc lại các điểm chính bài tham luận đã trình bày tại ĐHDC. Chị cũng nêu lên được những tâm tư, khát vọng của GLV ngày hôm nay và trình bày cụ thể hơn nội dung bài tham luận. Tuy nhiên chị cũng nhìn nhận, ngoài bài tham luận tại ĐHDC, GLV cần khiêm tốn nhìn nhận những bất toàn trong đời sống của mình, để luôn quảng đại dấn thân phục vụ, đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa.

Sau cùng, cha Phêrô đúc kết lại những đề nghị của GLV TGP trong ĐHDC đã được đưa vào Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa là:

1. Dạy giáo lý không chỉ là nhiệm vụ của GLV, nhưng còn là trách nhiệm của linh mục, tu sĩ và mọi người.

2. Cần có chương trình đào tạo GLV một cách có hệ thống.

Ngoài ra, ngài cũng nhìn nhận thiếu sót khi chưa đưa giáo lý cho người có hoàn cảnh đặc biệt vào trong bài tham luận.

Phần 2: Góp ý cho Công nghị Giáo phận tháng 11/2011

Đi vào phần nội dung đóng góp cho Công nghị 2011, cha Phêrô trình bày sơ nét về hiện trạng xã hội Việt Nam dưới ánh sáng đức tin, gồm 3 lãnh vực cần quan tâm là văn hóa, giáo dục và tôn giáo. Ngài nhấn mạnh đến Mầu nhiệm Giáo hội hiệp thông là công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi được thể hiện ở 3 chiều kích sau: Hiệp thông với Thiên Chúa – Hiệp thông trong Giáo hội – Hiệp thông trong yêu thương và phục vụ. Sau mỗi nội dung là phần đóng góp của tham dự viên.

Nội dung 1: Hiệp thông với Thiên Chúa.

- Câu hỏi gợi ý: Giáo lý viên quan tâm tâm củng cố và nuôi dưỡng mối hiệp thông của mình cũng như của người học giáo lý với Chúa như thế nào? Giáo lý viên có tạo điều kiện cho họ mở lòng đón nhận và tự do đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa không? Nếu không, cần sửa đổi và canh tân những gì?

Cha Phêrô nhắc nhở, Hội Đồng Giám Mục luôn nhấn mạnh đến việc củng cố đời sống nội tâm của chúng ta.

- Góp ý: Có 6 ý kiến đóng góp, tập trung vào phương pháp dạy giáo lý. Để việc dạy giáo lý đạt hiệu quả cao, GLV phải yêu thương các em, cần thường xuyên gặp gỡ, hiệp thông và cầu nguyện với Chúa, và làm chứng nhân Tin Mừng bằng chính đời sống của mình.

Nội dung 2: Hiệp thông trong Giáo hội.

- Câu hỏi gợi ý: Dạy giáo lý không chỉ là việc riêng của giáo lý viên, mà còn là công việc của toàn thể cộng đoàn Kitô hữu. Làm thế nào để mọi người trong cộng đoàn ý thức được trách nhiệm tham gia vào việc dạy và học giáo lý? Ngược lại, việc dạy giáo lý có mang lại cho người học khả năng sống cộng đoàn, tham gia tích cực vào đời sống và sứ vụ của Giáo hội không? Nếu không, cần sửa đổi và canh tân những gì?

Cha Phêrô nêu lên ưu việt của giáo dân Việt Nam rất nhiệt tình tham gia gắn bó với giáo xứ, đây là truyền thống quý giá không nên đánh mất.

- Góp ý: Có 7 ý kiến đóng góp, xoay quanh các vấn đề:

Nên sử dụng một chương trình và một bộ giáo lý chung; Nữ giới cần được tôn trọng và tạo điều kiện để thăng tiến; Giới trẻ cần được khuyến khích tham gia vào các hội đoàn và những sinh hoạt cộng đồng; Việc giảng dạy giáo lý cho thanh niên cũng cần được quan tâm vì thế có thêm khái niệm “Giáo lý thanh niên”.

Nội dung 3: Hiệp thông trong yêu thương và phục vụ

- Câu hỏi gợi ý: Việc dạy giáo lý có giúp người tín hữu dấn thân cho việc rao giảng Tin Mừng và làm cho họ biết hiện diện với tư cách là Kitô hữu trong xã hội, trong đời sống nghề nghiệp, văn hóa và xã hội không? Cụ thể, việc dạy giáo lý có mang lại cho người tín hữu khả năng trả lời cho những đòi hỏi hiện nay và hiệp thông một cách có hiệu quả với những người thuộc các tôn giáo khác không? Nếu không, thì cần sửa đổi và canh tân những gì?

Cha Phêrô đưa ra những gợi ý cơ bản: Loan báo Tin Mừng là hoạt động của toàn Giáo hội, tất cả hoạt động của Giáo hội phải mang tính loan báo Tin Mừng. Loan báo Tin Mừng có tính cách duy nhất và toàn diện. Vì thế, mối liên kết mật thiết giữa việc phục vụ sự sống và phát triển con người toàn diện, không thể tách rời đức tin và sự sống. Dạy giáo lý phải chan hòa với xã hội, phải giúp cho người học giáo lý sống với tính cách là Kitô hữu giữa đời.

- Góp ý: Có 3 góp ý tập trung vào việc GLV phải có kiến thức, kỹ năng, phương pháp, kế hoạch cụ thể. Phải thể hiện lối sống cộng đồng và có tấm lòng yêu thương.

Kết thúc phần 2, Đức ông Phanxicô Borgia đã đóng góp ý kiến:

- Khi tham gia dạy giáo lý là tham dự vào sứ vụ giáo huấn của Giáo hội. GLV khi dạy giáo lý là loan báo Lời Chúa, là truyền bá vẻ đẹp Tin mừng để lôi cuốn mọi người đến với Thiên Chúa.

- Chúa Giêsu là vị giáo lý viên đầu tiên, là gương mẫu cho các GLV. Vì thế, GLV cần đặt Lời Chúa lên trên hết.

- Gia đình là trường học dạy giáo lý hữu hiệu nhất, thể hiện bằng đời sống của cha mẹ, bằng sự chăm lo việc học giáo lý của con cái, bằng sự liên kết giữa gia đình và Ban Giáo lý của giáo xứ.

HỘI THẢO GIÁO LÝ NGÀY 23/07

HỘI THẢO GIÁO LÝ NGÀY 23/07

Phần 3: Các tiểu ban thảo luận và sinh hoạt riêng

Sau giờ giải lao, bốn tiểu ban giáo lý: Phổ thông, dự tòng, hôn nhân & gia đình, và hoàn cảnh đặc biệt đã tập trung về địa điểm ấn định để sinh hoạt, thảo luận và góp ý cho Công nghị Giáo phận.

Các tiểu ban đã thảo luận sôi nổi, đóng góp thêm nhiều ý kiến bổ ích gửi về Ban Tổ chức, đồng thời cũng hoàn thiện cơ cấu tổ chức cho mỗi tiểu ban.

Phần 4: Kết thúc

Đúng 11g15, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã đến gặp gỡ GLV, cùng đi với ngài có Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm, cha Tổng Đại diện và cha phụ trách Liên Tôn TGP. Đặc biệt, có sự hiện diện của Đức cha Giuse Võ Đức Minh – Giám mục Giáo phận Nha Trang, ngài đã hướng dẫn đoàn gồm 1 Giám mục và 3 linh mục người Thụy Sĩ cũng đến thăm toàn thể tham dự viên.

Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền báo cáo sơ nét về ngày GLV Việt Nam, là ngày Giáo hội mừng kính Thánh Anrê Phú Yên. Riêng GLV TGP TPHCM đang sinh hoạt với “Tuần lễ Giáo Lý”, và hôm nay là ngày hội thảo của đại diện GLV từ 200 giáo xứ. Cha Phêrô đã giới thiệu từng tiểu ban GLV với đoàn.

Đức cha Giuse Võ Đức Minh giới thiệu thành phần đoàn đến thăm, đặc biệt Đức cha người Thụy Sĩ học cùng lớp với ngài, và năm nay cùng kỷ niệm 40 năm linh mục. Ngài dí dỏm truyền cho các bạn trẻ liều thuốc trẻ mãi không già, đó là: “Lời Chúa không bao giờ già. Ai nuôi dưỡng bằng Lời Chúa không bao giờ già”.

Đức Hồng Y Gioan Baotixita đã có lời cám ơn phái đoàn Giám mục và linh mục Thụy Sĩ: “Sau nhiều năm Giáo hội Việt Nam bị cô lập với thế giới bên ngoài, nên ít có sự hiệp thông với Giáo hội Rôma. Thời gian gần đây Giáo hội Việt Nam đã có nhiều điều kiện hiệp thông với Giáo hội toàn cầu, vì thế sự hiện diện của Đức cha với quý cha người Thụy Sĩ mang lại những niềm vui và tình thương của Chúa đến với mọi người, mang lại sinh khí mới cho Giáo hội Việt Nam”.

Đối với anh chị giáo lý viên, ngài nhắn nhủ:

- Đại Hội Dân Chúa 2010 kêu gọi sự đổi mới, vì thế liên hệ với Công nghị 2011 sắp tới, chúng ta hãy mạnh dạn góp ý cho sự đổi mới, dựa theo nội dung Lời Chủ Chăn: “Con đường đổi mới hiện trạng đời sống Giáo hội”.

- Với chủ đề: Tôi chọn Giêsu của “Tuần lễ Giáo Lý”, đã thể hiện sự lựa chọn mật thiết, gần gũi với Chúa Giêsu như là người thầy, người bạn, vì thế GLV phải năng gặp gỡ Chúa Giêsu.

Buổi hội thảo kết thúc trong bầu khí thật sống động, hiệp thông và tràn đầy tình yêu thương. Đức Hồng y, Đức Giám mục và toàn thể tham dự viên cùng hát vang và thể hiện cử điệu bài hát “Thập Giá Tình Yêu”.

Cuối buổi hội thảo, Đức Hồng Y, quý Đức cha, quý cha, quý tu sĩ và các GLV cùng tham dự bữa cơm huynh đệ, hiệp thông trong gia đình Giáo phận.

Hội nghị kết thúc, hứa hẹn sẽ đóng góp nhiều ý kiến bổ ích và thiết thực, góp phần xây dựng Giáo hội ngày càng đổi mới, thăng tiến và hiệp thông như long Chúa mong ước.


(Theo website Phạm Minh Mẫn)

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời nhằm tôn vinh Thánh Giuse tại ba Giáo Tỉnh


Cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời nhằm tôn vinh Thánh Giuse và cổ võ đức khiết tịnh (2010-2011) đã kết thúc. Theo như dự tính ban đầu, việc trao giải đã được thực hiện tại ba địa điểm dành cho các tác giả tại ba giáo tỉnh:

Giase

Lễ trao giải "Nhánh huệ Nước Trời" tại ba Giáo Tỉnh

- Ngày 30-6-2011, tại Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn dành cho các tác giả giáo tỉnh Sài Gòn,

- Ngày 15-7-2011, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Huế dành cho các tác giả giáo tỉnh Huế,

- Ngày 19-7-2011, tại Tòa Giám Mục Hải Phòng dành cho các tác giả giáo tỉnh Hà Nội.

Xin được giới thiệu sự kiện và ý nghĩa qua 5 tệp tin:

I. Bản tin sự kiện: Lễ trao giải Nhánh Huệ Nước Trời tại ba Giáo tỉnh

II. Những chia sẻ của các Chủ Chăn

III. Những chia sẻ của các Câu Lạc Bộ

IV. Những chia sẻ của các tác giả

V. Những chia sẻ của Ban Tổ Chức

Mong rằng 5 tài liệu này sẽ giúp các thành phần Dân Chúa có một cái nhìn về hiện tình việc sáng tác thơ văn Công giáo Việt Nam và những việc cụ thể cần chung tay đóng góp.

LỄ TRAO GIẢI NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI TẠI BA GIÁO TỈNH

1. TẠI GIÁO TỈNH SÀI GÒN

6giờ chiều 30-6-2010, Sài Gòn mưa tầm tã, hầu hết các ngả đường đều ngập nước, nhiều đường xe không di chuyển được. Vì thế, rất nhiều khách mời của buổi trao giải Nhánh Huệ Nước Trời (NHNT) không đến được. Ban Tổ Chức (BTC) phải lùi giờ khai mạc từ 6g30 xuống 7g00. Chương trình do Câu lạc bộ Đồng Xanh Thơ (CLB – ĐXT) Sài Gòn đảm trách, thực hiện tại Hội trường An Phong của Trung Tâm Mục Vụ DCCT Sài Gòn, số 38 đường Kỳ Đồng, với khoảng hơn 100 người hiện diện. Về phía giáo sĩ, chỉ có hai linh mục: Cha Yuse Tiến Lộc, DCCT và cha Phaolô Hoàng Kim Tốt, giáo phận Phan Thiết. Về phía BTC có anh Cao Huy Hoàng và anh Lê Hồng Bảo.

Sau lời chào mừng và giới thiệu của cụ Hương Quê, chủ nhiệm CLB ĐXT Sài Gòn, anh Cao Huy Hoàng thay lời BTC chuyển đến buổi trao giải lời chào chúc của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch Ủy Ban Văn Hóa HĐGM Việt Nam và của Đức Ông Nhà Thơ Xuân Ly Băng. Anh Cao Huy Hoàng mời gọi mọi người cùng tưởng niệm cha Anrê Trần Cao Tường (1946-2010), người đã sáng lập nên Mạng Lưới Dũng Lạc (MLDL), đơn vị tổ chức giải NHNT cùng trang mạng Hướng Về Đại Hội Dân Chúa. Với MLDL khai sinh năm 2005, Cha Tường đã quy tụ thành công các tác giả Công giáo tên tuổi trong và ngoài nước. Cha đã hỗ trợ thành lập trên MLDL hai chuyên san dành cho các cây bút trẻ: Chuyên san Đồng Xanh Thơ về thơ (2006) và chuyên san Vườn Ôliu về văn (2008). Sinh hoạt đều đặn của hai chuyên san này đã đưa đến hai cuộc gặp gỡ tại Phan Thiết đầu năm 2008 và đầu năm 2010, rồi đến cuộc thi viết Sen Giữa Lầy (2009-2010) và NHNT (2010-2011).

Buổi trao giải tại Hội trường An Phong dành cho các tác giả thuộc Giáo tỉnh Sài Gòn và hai tác giả sinh viên miền Trung đang học tại Sài Gòn, gồm 9 tác giả đạt các giải triển vọng thuộc bộ môn thơ Đường (Cao Danh Viện và Nguyễn Giới – gp Xuân Lộc; Cù Mè – gp Sài Gòn), các thể thơ khác (Đỗ Văn – gp Xuân Lộc; An Thiện Minh và Xuân Trang – gp Sài Gòn), truyện ngắn (Võ Thị Anh Nguyệt và Nguyễn Khắc Thư – gp Nha Trang; An Thiện Minh và Đinh Thị Thu Hằng – gp Sài Gòn); 6 tác giả đạt giải ba (thơ Đường: Trần Ngọc Kính và Lưu Minh Gian – Dòng Tên; Hữu Tâm – linh mục gp Phan Thiết; các thể thơ khác: Bùi Nghiệp và Nguyễn Phúc Nguyên – giáo phận Sài Gòn; kịch bản: An Thiện Minh – gp Sài Gòn); giải nhì thơ mới (Lm Hữu Tâm – gp Phan Thiết); 2 tác giả đạt giải nhất (thơ Đường: An Thiện Minh – gp Sài Gòn; truyện ngắn: Cao Gia An – Dòng Tên).

Buổi trao giải là dịp để cử tọa biết đến một loại hình sinh hoạt mới giữa lòng Dân Chúa tại Việt Nam: những CLB sáng tác thơ văn Công giáo ở cấp giáo xứ, giáo hạt và giáo phận. Tại Giáo tỉnh sài Gòn đã có 4 CLB: CLB ĐXT Sài Gòn, CLB ĐXT Phan Thiết, CLB ĐXT Xuân Lộc và CLB Thi Ca Cầu Nguyện.

Đức kết buổi trao giải, cha Yuse Tiến Lộc DCCT nhận định: “Đã từ rất lâu, văn thơ Công Giáo hầu như im tiếng và mất hút trong lòng dân tộc. Đây là điều đáng tiếc ! Nhưng qua cuộc thi “Nhánh Huệ Nước Trời” đã nhìn thấy một ánh quang của thi đàn Công Giáo thực thụ, quy tụ những người cầm bút đặc sắc để ca ngợi Thiên Chúa và phát huy tinh hoa ngôn ngữ Việt. Nhìn sơ qua tập sách đã thấy có 8 vở kịch hay. Đây là sức bật rất lớn với những ý tứ và văn chương ở tầm cao, không như những vở hoạt cảnh chưa diễn đã biết, chưa nói đã hiểu. Mong thay việc đẩy mạnh sức sáng tạo của các văn nghệ sĩ trong việc loan báo Tin Mừng bằng chính ngòi bút của mình”.

2. LỄ TRAO GIẢI TẠI GIÁO TỈNH HUẾ

Ngày 15/07/2011 đã diễn ra lễ trao giải dành NHNT dành cho các tác giả thuộc Giáo tỉnh Huế, tại Hội Trường Trung Tâm Mục Vụ, TGP Huế.

8g30 sáng, các tác giả dự thi, các tác giả đạt giải, đại diện các CLB, đại diện các cây bút công giáo của sáu Giáo phận thuộc Giáo Tỉnh Huế, cùng với 70 học sinh giáo lý của giáo phận Qui Nhơn đạt giải cuộc thi văn thơ Linh mục Đặng Đức Tuấn lần II đã có buổi giao lưu chia sẻ sinh hoạt. Ba trên sáu Giáo phận trong Giáo tỉnh đã có CLB sáng tác thơ văn Công giáo: Qui Nhơn, Nha Trang và Đà Nẵng. Đại biểu của những nơi có CLB đã chia sẻ về kinh nghiệm thành lập, nhịp sinh hoạt, những kết quả đáng trân trọng về số người tham gia viết, chất lượng các tác phẩm và những hứa hẹn. Đại biểu các nơi khác chia sẻ về nhu cầu họ thấy cần liên kết anh chị em thành CLB để trao đổi với nhau và nâng đỡ các tài năng trẻ. Kết thúc buổi giao lưu, cha Trăng Thập Tự, Trưởng BTC cuộc thi, đã mời tất cả thông qua điều nguyện vọng xin quý Đức Cha cho tổ chức cuộc thi chính thức ở cấp Giáo tỉnh vào năm 2012.

10g30, mở đầu chương trình Lễ Phát Giải, Cha Đaminh Minh Anh, Trưởng Ban Thánh Nhạc Giáo phận Huế, cũng là thành viên trong Ban Giám Khảo, Trưởng ban Tổ Chức Lễ Phát Giải tuyên bố lý do giới thiệu thành phần tham dự:

- Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, mặc dù sức khỏe không được tốt nhưng vẫn ưu ái hiện diện suốt buổi lễ trao giải.

- Đức Cha phụ Tá Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng

- Nhạc sư Giuse Phạm Đức Huyến cùng Ban Giảng Huấn Khóa Ca Trưởng TGP Huế.

- Ban Tổ chức cuộc thi gồm: Lm. Nhà thơ Trăng Thập Tự, anh Pm Cao Huy Hoàng – chủ nhiệm chuyên san Đồng Xanh Thơ, anh Lê Hồng Bảo – chủ nhiệm chuyên san Vườn Ôliu, anh Tađêô Nguyễn Thanh Xuân, trong ban Giám khảo và anh Dzuy Sơn Tuyền, tác giả thơ Huệ Trắng, bài xướng của cuộc thi.

- Đại diện các CLB hoặc giới cầm bút Công giáo từ các giáo phận Ban Mê Thuột (anh Trần Ngọc Hạnh), Kon Tum (anh Lê Minh Sơn), Nha Trang (anh Lê Hồng Bảo và 2 tác giả đạt giải: Nguyễn Hoàng Hải và Dương Duy Tân), Quy Nhơn (hai anh Nguyễn Văn Tường và Dương Thành Thiêng), Đà Nẵng (anh Trương văn Thơm và các tác giả đạt giải: Nguyễn văn Sướng và Phạm Thành) và tác giả đạt giải thuộc TGP Huế (Tippy, Sao Đêm và Vân Du).

- 370 học viên khóa Ca Trưởng và 70 thiếu nhi đạt giải Văn Thơ Linh Mục Đặng Đức Tuấn, của Giáo phận Quy Nhơn.

Tiếp đó, Cha Trăng Thập Tự, thay lời BTC chào mừng quý khách và các bạn văn, bạn thơ. Lời phát biểu được kết thúc với điểm nhấn đã được thông qua trong phần giao lưu các tác giả trước đó: “Buổi trao giải cho các tác giả thuộc Giáo tỉnh Huế hôm nay, là một xác nhận cụ thể về sự nâng đỡ của Qúy Đức Cha và cũng là một cơ hội quý báu, để chúng con đệ đạt lên Đức Tổng Giám Mục và Qúy Đức trong Giáo tỉnh, một nguyện vọng nhỏ: Ước mong Đức Tổng và Qúy Đức Cha, cho tổ chức một giải văn thơ cho các bạn trẻ trong Giáo tỉnh, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ Hàn Mạc Tử, ngày 22/09/2012 tới đây. Chúng con đệ đạt nguyện vọng này, không riêng cho Giáo tỉnh Huế mà cho cả ba Giáo tỉnh”.

Tiếp lời Cha Trăng Thập Tự, anh Nguyễn Thanh Xuân giới thiệu một hoạt động đang tiến hành nhân cuộc kỷ niệm này, bộ sưu tập 4 quyển mang tên: “100 năm sinh Hàn Mạc Tử – 100 nhà thơ Công giáo mới”.

Tiếp đó hai anh Cao Huy Hoàng và Lê Hồng Bảo công bố và giới thiệu các tác giả đạt giải thuộc Giáo tỉnh Huế.

Về xướng họa thơ Đường, tác giả Vân Du, Đại chủng viện Huế, gp Huế, đạt giải nhì, tác giả Giuse Nguyễn Văn Sướng, gp Đà Nẵng, tác giả Sao Đêm, Đại chủng viện Huế, gp Huế và tác giả Nguyễn Vũ Hồng Kha, gp Quy Nhơn, tác giả trẻ tuổi nhất, 16 tuổi, học sinh lớp 9, đạt giải triển vọng.

Về các thể thơ khác, tác giả Cao Nguyên, gp Kontum, đạt giải nhất; các tác giả Giuse Nguyễn Văn Sướng, gp Đà Nẵng, Vân Du, Đại chủng viện Huế, gp Huế, Nguyên Thiện, gp Đà Nẵng, Nam Giao gốc gp Huế, đang ở Úc Châu, và Phạm Đình Duy, gp Nha Trang, đạt giải triển vọng.

Về kịch bản, tác giả Giuse Nguyễn Văn Sướng, gp Đà Nẵng, đạt giải nhì; tác giả Tippy, gp Huế, đạt giải triển vọng.

Về truyện ngắn, tác giả Lê Thành Đích, gp Nha Trang, đạt giải ba; các tác giả Dương Duy Tân, , Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang, Phạm Thành, gp Đà Nẵng, Nguyễn Khắc Thư, gp Nha Trang, Nguyễn Hoàng Hải, Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang, Lm Nguyễn Thành Tiên, gp Nha Trang, và Đinh Thị Thu Hằng, gp Nha Trang, đạt giải triển vọng.

Đức Cha Phụ Tá và Cha Minh Anh đã trao giải thưởng bằng hiện kim, giấy chứng nhận và quà tặng cho các tác giả đạt giải. Anh Nguyễn Văn Sướng, đại diện các tác giả đạt giải nói lên lời cám ơn và hứa nguyện phát huy tài năng để phụng sự Thiên Chúa dưới sự hướng dẫn của Giáo quyền.

Đức Cha Phụ Tá đã thay lời Đức Tổng ban huấn từ với “ước mong trong tương lai có nhiều tổ chức cuộc thi viết để lớp trẻ tiếp tục kế thừa và phát huy làng thơ văn Công giáo ngày một tốt đẹp hơn…” Ngài cũng cho biết việc tổ chức cuộc thi ở cấp giáo tỉnh là một nguyện vọng chính đáng.

Cuối cùng, Cha Trăng Thập Tự đại diện cho Ban tổ chức nói lời cám ơn mọi người cùng hát bài Kinh Hòa Bình kết thúc buổi lễ trao giải.

3. LỄ TRAO GIẢI TẠI GIÁO TỈNH HÀ NỘI

Buổi trao giải NHNT dành cho các tác giả thuộc Giáo tỉnh Hà Nội, đã diễn ra tại Hội Trường Nhà Mục Vụ, Giáo phận Hải Phòng, ngày Thứ Ba, 19/07/2011, từ 9 giờ đến 11g30. Điểm nổi bật ở lần này là sự hiện diện của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục Giáo phận Hải Phòng, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám Mục Giáo phận Thái Bình và Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Giáo phận Bắc Ninh, cùng với các linh mục đại diện chính thức của Tổng giáo phận Hà Nội (cha Giuse Vũ Quang Học), Giáo phận Bùi Chu (cha Đaminh Trần Ngọc Đăng), Giáo phận Phát Diệm (cha Phêrô Nguyễn Văn Hiện) và Giáo phận Thanh Hóa (cha Giuse Phạm Văn Quế). Sự hiện diện đông đảo thật đáng quý, nói lên bận tâm sâu sắc của các Chủ Chăn về vấn đề tiếng Việt và văn học Công giáo, một lãnh vực mục vụ quan trọng nhưng lâu nay chưa được lưu ý đúng mức.

Cha JB Vũ Văn Kiện, quản lý Tòa Giám Mục, và CLB Thơ Tâm Nguyện Hải Phòng đã chuẩn bị tất cả hết sức chu đáo. Cử tọa trong phòng hội ngồi thành vòng chữ U, mọi người vừa nhìn thấy nhau vừa có thể cùng hướng lên lễ đài. Ngoài các đại diện giáo quyền nêu trên, còn có một số linh mục và chủng sinh giáo phận Hải Phòng, đoàn đại biểu từ Vinh có sáu giáo dân và hai nữ tu, đoàn đại biểu từ Hà Nội có bốn giáo dân, một dự tòng là tác giả đạt giải và một nhà giáo nữ ngoài Công giáo, đa số còn lại là thành viên CLB Tâm Nguyện Hải Phòng, trong đó có một nhà thơ ngoài Công giáo và Mục sư Nguyễn Thiện Tạo của Hội Thánh Tin Lành.

Mở đầu, mọi người cùng hát kinh Đức Chúa Thánh Thần, người dẫn chương trình nói lời chào mừng và mời mọi người thưởng thức slideshow “Hành Trình Bạch Huệ” do nữ tu Goretti ở Huế thực hiện theo sát nội dung bài thơ cùng tên của nhà thơ Hoàng Quang. Sau slideshow và hoạt vũ của các bạn sinh viên, hai người dẫn chương trình giới thiệu quan khách và các thành phần tham dự và những nét chính về cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời.

Thay lời BTC, cha Trăng Thập Tự trình bày một diễn tiến hoạt động tông đồ trong lãnh vực văn thơ từ hai mươi năm qua, dẫn đến những thành quả hiện nay và nêu lên một số những việc dễ làm trong mục vụ chăm sóc tiếng Việt cho các bạn trẻ cũng như để đẩy mạnh việc sáng tác thơ văn Công giáo.

Tiếp đó, đại diện CLB Tâm Nguyện Hải Phòng và đại diện các nhóm tác giả từ các giáo phận Vinh, Hà Nội và Thái Bình giới thiệu hiện tình sinh hoạt văn thơ Công giáo tại giáo phận mình. Một bạn trẻ đã đọc lá thư hiệp thông của tác giả Đình Chẩn Trần Văn Đỉnh, chủng sinh giáo phận Phát Diệm, hiện đang du học tại Rôma và là một trong các giám khảo của giải Nhánh Huệ Nước Trời. Lá thư nêu lên nỗi bức xúc mục vụ về tiếng Việt và cả ngoại ngữ trong việc đào tạo người trẻ cho Giáo hội Việt Nam.

Sau bản song ca của hai ca viên giáo xứ An Hải và phần diễn ngâm của nhà thơ Hồng Thắm, hai anh Dzuy Sơn Tuyền và Lê Hồng Bảo công bố kết quả cuộc thi và giới thiệu các tác giả đạt giải thuộc giáo tỉnh Hà Nội:

- Tác giả Cỏ Dại Trần Phương Nhã, giáo phận Hải Phòng, đạt giải nhì họa thơ Đường.

- Tác giả Maria Khánh Vân, tên thật là Trần Thị Huyền Vân, giáo phận Vinh, đạt giải nhì thơ mới và giải nhì truyện ngắn

- Tác giả Tuệ Tâm Nguyễn Kim Dạ, dự tòng, thuộc giáo phận Hà Nội, đạt giải ba kịch bản

- Tác giả Giuse Nguyễn Văn Tuyên, phó tế, giáo phận Thái Bình, đạt giải ba truyện ngắn

- Tác giả Long Hương Nguyễn Hữu Long, gốc giáo phận Vinh, hiện sống tại Đan Mạch, đạt giải ba về kịch bản.

Ba Đức Giám Mục hiện diện đã trao giải thưởng, giấy chứng nhận và quà tặng cho các tác giả đạt giải hoặc người được ủy quyền.

Tiếp đến là phần chia sẻ của những người đạt giải. Tác giả Trần Phương Nhã hiện đang du học tại Đức, thân mẫu là bà Maria Vũ Thị Hồi đã nhận giải và đọc lá thư thay con. Lá thư của Trần Phương Nhã cũng như những phát biểu của ba tác giả Maria Khánh Vân, Nguyễn Văn Tuyên và Kim Dạ nêu lên nỗi bức xúc sâu xa về mục vụ văn hóa, đã lôi cuốn sự lắng nghe và rung động của tất cả cử tọa.

Trong dịp này, một thanh niên người Pháp đang giúp giảng dạy ngoại ngữ cho các chủng sinh ở TGM Hải Phòng – anh Olivier – đã chia sẻ mối đồng cảm với những người làm văn học công giáo Việt Nam bằng một bài thơ tiếng Pháp rất sâu sắc, vừa thể hiện niềm tin vững vàng vào Thiên Chúa, vừa chuyển tải triết lý nhân sinh bằng nét đẹp tạo hình của thi ca.

Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt chia sẻ rằng ngài vẫn thích viết và đã viết khá nhiều nhưng từ ngày đảm nhận gánh nặng giám mục, chưa sao thu xếp thời giờ để hoàn tất những gì đã khởi sự. Để giúp mọi người có một cái nhìn bình thản hơn, đã nhấn mạnh sự kiện: dù sao trong những thập niên qua về thơ đã có những tác giả nổi bật như Đức Ông Xuân Ly Băng, Cha Nguyễn Xuân Văn, Cha Trăng Thập Tự và tác giả Đơn Phương, với tập Ngọc Đàn Thanh mới xuất bản; bên cạnh đó khắp nơi và trong mọi hoàn cảnh khó khăn vẫn đang có những người âm thầm sáng tác, có thể nhiều thập kỷ sau người ta mới biết đến tác phẩm của họ. Dù sao, chính Chúa Thánh Thần vẫn không ngừng hành động nơi Dân Chúa.

Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái Bình, giới thiệu khuôn mặt nổi bật của Thái Bình là Đức Giám mục Nguyễn Văn Sang, tức nhà thơ Bạch Lạp. Đức Cha Phêrô vui mừng vì việc vận động sáng tác thơ văn Công giáo trong những năm gần đây đã đạt những kết quả đáng kể. Ngài hứa sẽ cố gắng để phát huy phong trào tại giáo phận ngài.

Theo chương trình, lẽ ra còn có phần phát biểu của các cha đại diện các giáo phận nhưng thời giờ không cho phép. Một số phát biểu sẽ được ghi lại trong tài liệu số 3 và tài liệu số 5.

Với tư cách chủ nhà Đức Giám Mục Hải Phòng đã đúc kết buổi tọa đàm. Ngài cám ơn BTC đã chọn TGM Hải Phòng để tổ chức buổi trao giải, cám ơn các Đức Cha và quý Cha đại diện các giáo phận đã đến tham dự. Đức Cha đã chuẩn bị đọc bài thơ Mắc nợ của tác giả Nguyễn Văn Thiên để nêu bật những nợ tình, nợ nghĩa, cũng như món nợ văn chương trong viễn cảnh mục vụ truyền giáo cho thời mới, tuy nhiên tiếc là đã đến giờ bế mạc, không thể nói nhiều hơn.

Sau lời cám ơn của Ban Tổ Chức, buổi trao giải được kết thúc với kinh khấn Thánh Giuse và bài hát Kinh Hòa Bình.

Nguồn:  tonggiaophanhanoi.org


(Theo website Phạm Minh Mẫn)